Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị gồm những gì? Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là trách nhiệm của ai?
Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị gồm những gì? Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là trách nhiệm của ai?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 79/2009/NĐ-CP thì hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị.
Việc bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quy định tại Điều 6 Nghị định 79/2009/NĐ-CP như sau:
Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Đơn vị quản lý, vận hành có trách nhiệm bảo vệ tài sản của hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị (nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng, đường dây, cột điện, tủ điện, hệ thống điều khiển và các thiết bị điện khác) trên địa bàn được giao.
2. Mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cho cơ quan có thẩm quyền các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Theo quy định trên, mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cho cơ quan có thẩm quyền các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là ai?
Theo Điều 21 Nghị định 79/2009/NĐ-CP thì chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được xác định như sau:
(1) Chính quyền đô thị theo phân cấp quản lý là chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm:
+ Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
+ Nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị sau khi hết thời hạn sử dụng, khai thác theo quy định.
(2) Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới là chủ sở hữu, quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.
(3) Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị tự bỏ vốn đầu tư đến khi bàn giao theo quy định.
(4) Các chủ sở hữu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phải tuân thủ các quy định về quản lý chiếu sáng đô thị do chính quyền đô thị ban hành.
Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị có những quyền nào?
Quyền của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 79/2009/NĐ-CP như sau:
Quyền và trách nhiệm đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Quyền của đơn vị quản lý, vận hành:
a) Được thanh toán đúng và đủ các chi phí theo quy định trong hợp đồng;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan đến chiếu sáng công cộng đô thị;
c) Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn được giao quản lý; tham gia nghiên cứu khoa học; thực hiện các dịch vụ về tư vấn, thiết kế, xây dựng chiếu sáng đô thị; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chiếu sáng công cộng, trong quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
2. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành:
a) Đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ; các quy định về quản lý, vận hành đã cam kết trong hợp đồng;
b) Báo cáo định kỳ tới chính quyền đô thị và cơ quan chuyên môn về quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị do mình được giao;
c) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị đã được phê duyệt;
d) Quản lý tài sản được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng ký kết với chính quyền đô thị;
đ) Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn được giao quản lý.
Như vậy, đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị có những quyền sau:
+ Được thanh toán đúng và đủ các chi phí theo quy định trong hợp đồng.
+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan đến chiếu sáng công cộng đô thị.
+ Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn được giao quản lý; tham gia nghiên cứu khoa học; thực hiện các dịch vụ về tư vấn, thiết kế, xây dựng chiếu sáng đô thị; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chiếu sáng công cộng, trong quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?