Hệ thống biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự gồm những kết quả nào? Kỳ báo cáo 12 tháng có phải là kỳ báo cáo thống kê năm không?
Hệ thống biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự gồm những kết quả nào?
Hệ thống biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự gồm những kết quả được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2019/TT-BTP như sau:
Hệ thống biểu mẫu thống kê và trách nhiệm thực hiện biểu mẫu
1. Hệ thống biểu mẫu thống kê
Biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:
a) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc;
b) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền;
c) Kết quả thi hành cho ngân sách nhà nước;
d) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc chia theo cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên;
đ) Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền chia theo cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên;
e) Kết quả đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;
g) Kết quả cưỡng chế thi hành án dân sự;
h) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự;
i) Kết quả tiếp công dân trong thi hành án dân sự;
k) Kết quả giám sát, kiểm sát thi hành án dân sự;
l) Kết quả bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự;
m) Kết quả theo dõi việc thi hành án hành chính.
2. Trách nhiệm thực hiện
Trách nhiệm thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự gồm:
- Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc;
- Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền;
- Kết quả thi hành cho ngân sách nhà nước;
- Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc chia theo cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên;
- Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền chia theo cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên;
- Kết quả đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;
- Kết quả cưỡng chế thi hành án dân sự;
- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự;
- Kết quả tiếp công dân trong thi hành án dân sự;
- Kết quả giám sát, kiểm sát thi hành án dân sự;
- Kết quả bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự;
- Kết quả theo dõi việc thi hành án hành chính.
Hệ thống biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự gồm những kết quả nào? (Hình từ Internet)
Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự 12 tháng có phải là kỳ báo cáo thống kê năm không?
Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự 12 tháng có phải là kỳ báo cáo thống kê năm không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-BTP như sau:
Báo cáo thống kê và kỳ báo cáo thống kê
1. Báo cáo thống kê thi hành án dân sự bao gồm báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo thống kê đột xuất:
a) Báo cáo thống kê định kỳ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền. Trường hợp cần báo cáo thống kê đột xuất nhằm thực hiện các yêu cầu về quản lý nhà nước trong thi hành án dân sự, người có yêu cầu phải có văn bản nêu rõ thời gian, thời hạn, nội dung báo cáo thống kê và các yêu cầu khác (nếu có) để tổ chức, cá nhân được yêu cầu thực hiện.
2. Kỳ báo cáo thống kê bao gồm các kỳ báo cáo thống kê 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 12 tháng. Kỳ báo cáo thống kê 12 tháng là kỳ báo cáo thống kê năm. Kỳ báo cáo thống kê được tính bắt đầu từ ngày 01/10 của năm hiện tại, kết thúc vào ngày cuối tháng của các kỳ thống kê. Năm báo cáo thống kê thi hành án dân sự bắt đầu từ ngày 01/10 năm hiện tại, kết thúc vào ngày 30/9 năm kế tiếp.
Như vậy, theo quy định trên thì kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự 12 tháng là kỳ báo cáo thống kê năm.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì khi thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thống kê thi hành án dân sự?
Bộ Tư pháp có trách nhiệm khi thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thống kê thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 06/2019/TT-BTP như sau:
Trách nhiệm thực hiện Chế độ báo cáo thống kê
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến vào hoạt động thống kê thi hành án dân sự; nâng cấp, hoàn thiện phần mềm thống kê, cơ sở dữ liệu điện tử về thống kê thi hành án dân sự.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thẩm tra, đôn đốc việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự trong Hệ thống Thi hành án dân sự.
3. Cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thẩm tra, đôn đốc việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự thuộc địa phương mình.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến vào hoạt động thống kê thi hành án dân sự; nâng cấp, hoàn thiện phần mềm thống kê, cơ sở dữ liệu điện tử về thống kê thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?