Hệ thống báo cháy tự động được hiểu như thế nào? Những quy định chung về hệ thống báo cháy tự động là gì?
Hệ thống báo cháy tự động được hiểu như thế nào?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật quy định như sau:
"3.1
Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system)
Hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy."
Như vậy, hệ thống báo cháy tự động là hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy.
Hệ thống báo cháy tự động
Những quy định chung về hệ thống báo cháy tự động theo quy định pháp luật
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật cụ thể:
"4. Quy định chung
4.1 Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
4.2 Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;
- Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;
- Có khả năng chống nhiễu tốt;
- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;
- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;
- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.
4.3 Hệ thống báo cháy phải bảo đảm độ tin cậy và thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.
4.4 Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
4.5 Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các bộ phận liên kết, nguồn điện. Tùy theo yêu cầu, hệ thống báo cháy còn có các module, các thiết bị truyền tín hiệu, giám sát...
4.6 Khi lựa chọn loại đầu báo cháy cần lưu ý các vấn đề sau:
4.6.1 Chọn loại đầu báo cháy khói có độ nhạy phù hợp đối với các loại khói khác nhau.
4.6.2 Sử dụng đầu báo lửa tại những nơi:
- Khi xảy ra cháy ở giai đoạn ban đầu của đám cháy có xuất hiện ngọn lửa hoặc bề mặt quá nhiệt (thường là trên 600°C);
- Khi xuất hiện ngọn lửa ở các phòng có chiều cao vượt quá giới hạn cho việc sử dụng đầu báo khói hoặc nhiệt;
- Khi tốc độ phát triển đám cháy nhanh, thời điểm phát hiện cháy bởi các loại đầu báo cháy khác không bảo đảm yêu cầu bảo vệ người và tài sản.
4.6.3 Độ nhạy của đầu báo cháy lửa phải tương ứng với phổ phát xạ của ngọn lửa tạo bởi các vật liệu cháy nằm trong vùng bảo vệ.
4.6.4 Sử dụng đầu báo nhiệt ở những nơi khi xảy ra cháy ở giai đoạn ban đầu của đám cháy chủ yếu phát sinh nhiệt và khi sử dụng các đầu báo khác có thể xảy ra hiện tượng báo cháy giả.
4.6.5 Không nên sử dụng đầu báo cháy nhiệt gia tăng hoặc đầu báo cháy nhiệt kép (nhiệt gia tăng và nhiệt cố định) trong môi trường có biến động nhiệt độ đột ngột, bất thường vượt quá 5°C/min.
Không nên sử dụng đầu báo cháy nhiệt cố định trong môi trường mà nhiệt độ không khí trong đám cháy có thể không đạt đến nhiệt độ kích hoạt đầu báo cháy hoặc đạt tới ngưỡng tác động sau một thời gian dài (vượt quá thời gian phát hiện cháy theo quy định).
4.6.6 Khi chọn đầu báo cháy nhiệt, cần lưu ý rằng ngưỡng nhiệt độ kích hoạt của đầu báo cháy nhiệt cố định, đầu báo cháy nhiệt kép phải cao hơn ít nhất 20°C so với nhiệt độ tối đa của môi trường tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy.
4.6.7 Khi không xác định được hiện tượng đặc trưng của sự cháy trong khu vực bảo vệ, nên sử dụng kết hợp các đầu báo cháy nhạy cảm với các hiện tượng cháy khác nhau hoặc đầu báo cháy hỗn hợp.
CHÚ THÍCH: Hiện tượng đặc trưng của sự cháy là hiện tượng được phát hiện ở giai đoạn ban đầu của đám cháy trong thời gian ngắn nhất."
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên đây là những quy định chung về hệ thống báo cháy tự động.
Phòng cháy và chữa cháy dựa trên nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định:
"Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ."
Nguồn điện và tiếp đất bảo vệ của hệ thống báo cháy tự động
Các loại nhà và công trình nào phải trang bị hệ thống báo cháy tự động? Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy cần thực hiện những gì?
Hệ thống báo cháy tự động được hiểu như thế nào? Những quy định chung về hệ thống báo cháy tự động là gì?
Các hạng mục công trình đầu tư xây dựng như khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ và nhà trọ có bắt buộc phải trang bị hệ thống báo cháy tự động hay không?
Có bắt buộc phải trang bị hệ thống báo cháy tự động đối với kho nệm cao su thiên nhiên không? Yêu cầu đối với hệ thống báo cháy là gì?
Nhà xưởng sản xuất cơ khí có phải lắp đặt hệ thống báo cháy tự động hay không? Thực hiện kiểm tra hệ thống báo cháy tự động như thế nào sau khi đã tiến hành lắp đặt?
Khi lắp đặt hệ thống báo cháy tự động thì hệ thống cáp, dây tín hiệu, dây cấp nguồn phải thỏa mãn những tiêu chuẩn gì?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?