Hệ số tính mức trợ cấp đối với người khuyết tật đặt biệt nặng được nhận nuôi tại cộng đồng là bao nhiêu?

Tôi muốn hỏi về các quy định đối với người khuyết tật, cụ thể như sau: Đối với người khuyết tật đặt biệt nặng được nhận nuôi tại cộng đồng hệ số tính mức trợ cấp là bao nhiêu? Còn nữa, có thể kể tên những dạng khuyết tật cho tôi biết được không? Các mức độ khuyết tật và cách xác định các mức độ này như thế nào? Tôi có đứa em họ bị rối loạn cảm xúc bất thường.

Có những dạng khuyết tật nào? Rối loạn cảm xúc và có biểu hiện bất thường có được xem là khuyết tật không?

Theo Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về những dạng tật như sau:

- Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

- Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

- Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

- Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

- Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Như vậy, có 06 dạng tật được quy định tại Điều 2 Nghị định này và theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì rối loạn cảm xúc và có biểu hiện bất thường có thể được xem là khuyết tật thần kinh, tâm thần.

Hệ số tính mức trợ cấp đối với người khuyết tật đặt biệt nặng

Hệ số tính mức trợ cấp đối với người khuyết tật đặt biệt nặng

Ba mức độ khuyết tật được quy định tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP là gì?

Tiếp theo về các mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Như vậy, có thể thấy rằng, mức độ khuyết tật được chia làm 03 mức độ: (1) Người khuyết tật đặc biệt nặng; (2) Người khuyết tật nặng; (3) Người khuyết tật nhẹ.

Việc xác định mức độ khuyết tật thông qua những yếu tố nào? Ai sẽ đảm bảo kinh phí thực hiện cho việc xác định này?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về xác định mức độ khuyết tật, cụ thể:

- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

- Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật.

- Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+ Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

- Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày Nghị định này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

- Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

- Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về kinh phí quy định tại khoản 5 Điều này.

Tải về mẫu Giấy xác nhận khuyết tật mới nhất 2023: Tại Đây

Đối với người khuyết tật đặt biệt nặng được nhận nuôi tại cộng đồng thì hệ số tính mức trợ cấp là bao nhiêu?

Hệ số trợ cấp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội được quy định tại Điều 25 Nghị định 20/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật:

"Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này khi sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định sau đây:
1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
b) Hệ số 4,0 đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên.
2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
5. Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 Nghị định này."

Như vậy trên đây là hệ số trợ cấp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội. Do đó, bạn có thể xem để biết các cách tính mức hỗ trợ.

Khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học sinh khuyết tật có được tuyển thẳng vào trường trung học phổ thông công lập mà không cần phải qua thi tuyển không?
Pháp luật
Trẻ em dưới 6 tuổi bị tim bẩm sinh phức tạp (đảo gốc động mạch), mổ hở sửa toàn bộ thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật từ chối đánh giá mức độ khuyết tật có đúng không?
Pháp luật
Gia đình không đồng ý với kết quả giám định khuyết tật trí tuệ của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mức độ khuyết tật được xác định như thế nào? Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật thuộc về ai?
Pháp luật
Giáo dục người khuyết tật được quy định như thế nào? Phương thức giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Để yêu cầu thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật đối với người bị tâm thần thì cần hồ sơ gì?
Pháp luật
Hệ số tính mức trợ cấp đối với người khuyết tật đặt biệt nặng được nhận nuôi tại cộng đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi xác định mức độ khuyết tật thì có tiến hành lấy mẫu hoặc lấy máu để xét nghiệm gì không?
Pháp luật
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do ai thành lập? Xác định mức độ khuyết tật thông qua những phương pháp nào?
Pháp luật
Công chức, viên chức có được hưởng trợ cấp khuyết tật hàng tháng nếu bị khuyết tật hay không? Quy định cụ thể như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khuyết tật
1,156 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khuyết tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào