Hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép của tài xế bị phạt tiền 2 triệu đồng có đúng không?
Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định mới nhất hiện nay
Tại khoản 29 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 giải thích hàng nguy hiểm như sau:
"29. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia."
Căn cứ theo Điều 78 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
"Điều 78. Vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.
3. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm."
Theo đó, hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.
Vận chuyển hàng nguy hiểm
Tài xế có hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại các khoản 2, 3, khoản 4 Điều 26 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
"Điều 26. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư, công trình quan trọng; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 23 Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra."
Theo đó, trường hợp người tài xế ô tô thực hiện hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; Ngoài ra tài xế còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và nếu gây ô nhiễm môi trường còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép của tài xế bị phạt tiền 2 triệu đồng có đúng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Phạt tiền
...
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Theo đó, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Khung tiền phạt đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Do đó, việc quyết định mức phạt đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép của tài xế là 2.000.000 đồng hay 3.000.000 đồng còn tùy thuộc vào việc có tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng trong vận chuyển hàng nguy hiểm không.
Tuy nhiên, không được giảm quá mức tối thiểu hay vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Việc anh bị phạt 2 triệu đồng có thể thấy là có tình tiết giảm nhẹ nên mức tiền phạt được giảm xuống dưới mức trung bình của khung tiền phạt là 2.500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?