Hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản quý hiếm thì có bị xử phạt hành chính không?

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì tổ chức, cá nhân cần có những trách nhiệm gì? Hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản có phải là hành vi bị nghiêm cấm không? Hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản quý hiếm thì có bị xử phạt hành chính không?

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì tổ chức, cá nhân cần có những trách nhiệm gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 thì để bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì tổ chức, cá nhân cần có những trách nhiệm sau:

- Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;

- Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá;

- Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;

- Tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thủy sản.

Hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản quý hiếm thì có bị xử phạt hành chính không?

Hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản quý hiếm thì có bị xử phạt hành chính không? (Hình từ internet)

Hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Thủy sản 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
1. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
2. Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
3. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.
4. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.
5. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
6. Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây gọi là khai thác thủy sản bất hợp pháp); mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương mại.
...

Theo quy định trên thì hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Như vậy, hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản là một hành vi bi nghiêm cấm. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản quý hiếm thì có bị xử phạt hành chính không?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2024/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở sông, hồ, đầm, phá hoặc sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện hủy hoại nguồn lợi thủy sản hoặc hệ sinh thái thủy sinh hoặc khu vực thủy sản tập trung sinh sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống hoặc sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm hoặc gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản; không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản quý hiếm thì có thể bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

*Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.(Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).

Loài thủy sản nguy cấp Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Loài thủy sản nguy cấp
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày? Người ra quyết định xử phạt hành chính có phải gửi quyết định xử phạt đến người vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Mẫu Biên bản vi phạm hành chính mới nhất năm 2025? Các trường hợp nào xử lý vi phạm hành chính phải lập biên bản?
Pháp luật
Thủ tục buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính có phải được thực hiện bằng hiệu lệnh hay không?
Pháp luật
Tình thế cấp thiết trong vi phạm hành chính là gì? Có xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết?
Pháp luật
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có phải xử phạt hết những người vi phạm không?
Pháp luật
Vi phạm hành chính nhiều lần là gì? Vi phạm hành chính nhiều lần có được xem là tình tiết tăng nặng?
Pháp luật
Trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế có các biện pháp khắc phục hậu quả nào theo quy định?
Pháp luật
Vi phạm hành chính có tổ chức là gì? Vi phạm hành chính có tổ chức có được xem là tình tiết tăng nặng không?
Pháp luật
Loài thủy sản có tính đại diện, độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên có phải là loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I?
Pháp luật
Người vi phạm hành chính có quyết định xử phạt hành chính đã lâu chưa đóng phạt thì có được xem là chưa bị xử phạt hành chính không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Loài thủy sản nguy cấp
491 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Loài thủy sản nguy cấp Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Loài thủy sản nguy cấp Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào