Hành vi nào nghiêm cấm cá nhân trong hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả? Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả được hưởng ưu đãi được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi hành vi nào nghiêm cấm cá nhân trong hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả? Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả được hưởng ưu đãi được quy định ra sao? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Nhật Kim Anh đến từ Bến Tre.

Việc cá nhân sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 54/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp, công nghệ để tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom nước mưa, xử lý nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng hoặc để hạn chế lượng nước sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Theo đó, việc cá nhân sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả được hiểu là việc áp dụng các biện pháp, công nghệ để tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom nước mưa, xử lý nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng hoặc để hạn chế lượng nước sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.

sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả

Hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả (Hình từ Internet)

Hành vi nào nghiêm cấm cá nhân trong hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 54/2015/NĐ-CP quy định hành vi sau đây đây nghiêm cấm cá nhân trong hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Khai báo không trung thực, giả mạo hồ sơ, gian lận để được hưởng ưu đãi; sử dụng ưu đãi không đúng mục đích.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
3. Gây khó khăn, cản trở tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc được hưởng ưu đãi.

Theo đó, những hành vi sau đây nghiêm cấm cá nhân trong hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả:

- Khai báo không trung thực, giả mạo hồ sơ, gian lận để được hưởng ưu đãi; sử dụng ưu đãi không đúng mục đích.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Gây khó khăn, cản trở tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc được hưởng ưu đãi.

Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả được hưởng ưu đãi được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 54/2015/NĐ-CP quy định các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi như sau:

Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi
1. Tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hạng mục công trình để thu gom, xử lý nước thải có quy mô từ 40 m3/ngày đêm trở lên, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp với mục đích được tái sử dụng và sử dụng lượng nước đó cho các hoạt động của mình đạt từ 80% trở lên;
b) Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu hạng mục công trình để sử dụng nước tuần hoàn cho các hoạt động của mình với quy mô từ 500 m3/ngày đêm trở lên, nhưng không bao gồm hoạt động sử dụng nước tuần hoàn để làm mát và các hình thức tuần hoàn khác theo quy trình, công nghệ sản xuất;
c) Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi đầu tư cải tạo nâng cấp, sửa chữa các hạng mục của hệ thống thủy lợi để sử dụng nước hồi quy trong phạm vi hệ thống thủy lợi với tỷ lệ từ 15% trở lên lượng nước cấp vào hệ thống.
2. Thu gom nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, dự trữ vào bể chứa có dung tích từ 500 m3 trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước ngọt;
b) Hộ gia đình, cá nhân xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, dự trữ vào bể chứa có dung tích từ 05 m3 trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.
3. Khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng cho mục đích sinh hoạt:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị, áp dụng công nghệ khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt có quy mô từ 02 m3/ngày đêm trở lên đối với vùng biển, hải đảo, từ 10 m3/ngày đêm trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt đối với các vùng bị xâm nhập mặn;
b) Hộ gia đình, cá nhân lắp đặt thiết bị, áp dụng công nghệ khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt, có quy mô từ 0,2 m3/ngày đêm trở lên đối với vùng biển, hải đảo, từ 01 m3/ngày đêm trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt đối với các vùng bị xâm nhập mặn để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
4. Trường hợp phát hiện việc khoanh định hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất không phù hợp với các tiêu chí quy định của Nghị định này thì phải tạm dừng việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với các trường hợp đó để rà soát, điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả được hưởng ưu đãi được quy định như trên.

Tài nguyên nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài nguyên nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan quản lý ở địa phương về việc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước có được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước không?
Pháp luật
Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được quy định thế nào theo quy định?
Pháp luật
Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây sụt lún đất đúng không?
Pháp luật
Việc phát triển nguồn nước có nằm trong nội dung chiến lược tài nguyên nước quốc gia hay không?
Pháp luật
Khai thác tài nguyên nước để sử dụng có cần đăng ký không? Khai thác tài nguyên nước thì có phải nộp thuế không? 
Pháp luật
Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ nào? Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức để được cấp giấy phép tài nguyên nước cần tuân theo những nguyên tắc gì? Cá nhân, tổ chức được cấp Giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia được chia thành mấy nhóm thông tin, dữ liệu theo quy định mới?
Pháp luật
Việc kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện định kỳ bao nhiêu năm một lần? Việc kiểm kê này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức khai thác sử dụng tài nguyên nước có được dẫn nước chảy qua bất động sản liền kề không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên nước
1,330 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào