Hành vi lạm dụng quyền ưu tiên nhường đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đường thủy khác bị phạt bao nhiêu tiền?
- Những phương tiện đường thủy nào được quyền ưu tiên nhường đường khi đi qua luồng giao nhau?
- Hành vi lạm dụng quyền được ưu tiên nhường đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đường thủy khác bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người có hành vi lạm dụng quyền được ưu tiên nhường đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đường thủy khác có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn?
Những phương tiện đường thủy nào được quyền ưu tiên nhường đường khi đi qua luồng giao nhau?
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt như sau:
Quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt
1. Những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự sau đây:
a) Phương tiện chữa cháy;
b) Phương tiện cứu nạn;
c) Phương tiện hộ đê;
d) Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;
đ) Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
2. Phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện không quy định tại khoản 1 Điều này khi thấy tín hiệu của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt phải giảm tốc độ phương tiện của mình, đi sát về một phía luồng để nhường đường.
Theo đó, những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên nhường đường khi đi qua luồng giao nhau:
- Phương tiện chữa cháy;
- Phương tiện cứu nạn;
- Phương tiện hộ đê;
- Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;
- Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
Quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt (Hình từ Internet)
Hành vi lạm dụng quyền được ưu tiên nhường đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đường thủy khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP, hành vi lạm dụng quyền được ưu tiên nhường đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đường thủy khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức phạt vi phạm hành chính sẽ được áp dụng với từng loại phương tiện khác nhau được quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP và khoản 4 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vi phạm quy tắc giao thông
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Lạm dụng quyền được nhường đường, quyền ưu tiên gây nguy hiểm hoặc trở ngại cho các phương tiện khác;
b) Điều khiển phương tiện lạng lách gây mất an toàn giao thông đường thủy nội địa;
c) Điều khiển phương tiện chạy tạo sóng gây hại đến các công trình giao thông, thủy lợi;
d) Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ cho phép.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện, như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.
Như vậy, Hành vi lạm dụng quyền được ưu tiên nhường đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đường thủy khác bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với:
+ Phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người,
+ Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với:
+ Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người,
+ Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với:
+ Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người;
+ Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với:
+ Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người;
+ Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người.
Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần đối với cá nhân (Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).
Người có hành vi lạm dụng quyền được ưu tiên nhường đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đường thủy khác có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn?
Theo điểm a khoản 7 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy tắc giao thông như sau:
Vi phạm quy tắc giao thông
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
Theo đó, người có hành vi lạm dụng quyền được ưu tiên nhường đường gây nguy hiểm cho các phương tiện đường thủy khác có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?