Hành vi khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Những nguồn nước nào cần phải lập hành lang bảo vệ?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ như sau:
Hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
a) Hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác;
b) Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; đầm, phá tự nhiên;
c) Sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
d) Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
...
Theo quy định trên, những nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ gồm:
+ Hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác;
+ Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; đầm, phá tự nhiên;
+ Sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
+ Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Hành lang bảo vệ nguồn nước (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước?
Theo từ khoản 2 đến khoản 4 Điều 31 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:
Hành lang bảo vệ nguồn nước
...
2. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định và bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Theo đó, tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định và bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ.
Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 nêu trên.
Hành vi khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo khoản 2, điểm b khoản 5 Điều 26 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:
Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước
...
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình, vật kiến trúc trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, hành vi khai thác khoáng sản trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cá nhân.
Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm là từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?