Hành vi điều khiển xe máy chuyên dùng ra ngoài phạm vi của công ty quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Xe nâng hàng có phải xe máy chuyên dùng không?
Căn cứ theo quy định tại mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGTVT quy định về danh mục xe máy chuyên dùng:
Xe máy xếp dỡ
1. Máy xúc:
a) Máy xúc bánh lốp;
b) Máy xúc bánh xích;
c) Máy xúc bánh hỗn hợp;
d) Máy xúc ủi.
2. Các loại xe máy nâng hàng.
3. Cần trục:
a) Cần trục bánh lốp (trừ cần trục lắp trên ôtô sát xi);
b) Cần trục bánh xích.
4. Các loại xe máy xếp dỡ chuyên dùng khác."
Theo đó các loại xe nâng hàng thuộc danh mục xe máy chuyên dùng.
Xe máy chuyên dùng
Xe nâng hàng có được di chuyển ra ngoài phạm vi công ty không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Có đèn chiếu sáng;
d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
Theo đó, để có thể đưa xe nâng hàng tham gia giao thông thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên. Xe nâng hàng phải đảm bảo hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
Hành vi điều khiển xe máy chuyên dùng ra ngoài phạm vi công ty bị xử phạt như thế nào?
Tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
Xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe hoạt động không đúng phạm vi quy định;
...
Như vậy, trường hợp điều khiển xe nâng hàng hoạt động không đúng phạm vi quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ai có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi điều khiển xe nâng hoạt động không đúng phạm vi quy định?
Theo quy định tại điểm đ khoản 2, điểm h khoản 5, điểm d khoản 8 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
...
5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
h) Điều 19, Điều 20;
...
8. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
d) Điểm d khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 26;
...
Trên đây là những chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi điều khiển xe nâng hàng hoạt động không đúng phạm vi quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?