Hành vi chặn đầu xe, chèo kéo khách vào quán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào theo quy định hiện nay?
Hành vi chặn đầu xe, chèo kéo khách vào quán có được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không?
Thực trạng "Buôn có bạn, bán có phường" là một việc phổ biến hiện nay chưa các cá nhân kinh doanh.
Trong cùng một con đường hoặc khu phố sẽ có nhiều hàng quán hay cửa hàng kinh doanh cùng một mặt hàng, ngành nghề với nhau và việc cạnh tranh, lôi kéo khách là điều không thể tranh khỏi.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm được quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Theo quy định vừa nêu trên thì đối với hành vi chặn đầu xe của khách hàng để chèo kéo khách vào hàng quán của mình có thể được xem là hành vi ép buộc khách hàng bằng hành vi cưỡng ép để buộc khách hàng không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với hàng quán khác.
Tình trạng chặn đầu xe, chèo kéo khách hàng vào quán là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
Hành vi chặn đầu xe, chèo kéo khách vào quán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Hành vi chặn đầu xe, chèo kéo khách vào quán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về phạm vi áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại Điều 17 Nghị định 75/2019/NĐ-CP có quy định về hành vi ép buộc trong kinh doanh như sau:
Hành vi ép buộc trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 75/2019/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
...
Như vậy, trường hợp chặn đầu xe, chèo kéo khách vào quán thì chủ cơ sở có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lưu ý: Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 75/2019/NĐ-CP trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Hành vi chặn đầu xe, chèo kéo khách vào quán có được xem là hành vi gây cản trở giao thông không?
Căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
...
Việc chặn đầu xe, chèo kéo khách hàng vào quán thường sẽ diễn ra ngay phần đường cho người điều khiển xe tham gia giao thông. Các hàng quán sẽ cử người đứng trước đường để vẫy khách, chèo kéo khách hàng.
Theo đó, hành vi này có thể xét vào hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, gây cản trở giao thông.
Cá nhân vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?