Hành lang chung cư phải có chiều rộng tối thiểu bao nhiêu mét và có được lắp đặt camera an ninh hay không?
Hành lang chung cư phải có chiều rộng tối thiểu bao nhiêu mét và có được lắp đặt camera an ninh hay không?
Căn cứ theo Phụ lục số 01 Tiêu chí đánh giá đối với nhà chung cư hạng A ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BXD và Phụ lục số 02 Tiêu chí đánh giá đối với nhà chung cư hạng B ban hành kèm theo Thông tư 31/2016/TT-BXD như sau:
- Đối với nhà chung cư hạng A, hành lang căn hộ có chiều rộng tối thiểu 1,8m;
- Đối với nhà chung cư hạng B, hành lang căn hộ có chiều rộng tối thiểu 1,5m.
Cả chung cư hạng A và chung cư hạng B đều phải có hệ thống camera giám sát an ninh hành lang chung cư.
Pháp luật đưa ra quy định về diện tích tối thiểu của chiều rộng hành lang chung cư nhưng không quy định về diện tích tối đa, điều này đồng nghĩa với việc pháp luật cho phép các cá nhân, chủ đầu tư linh hoạt trong việc thiết kế hành lang, sao cho phù hợp với kết cấu chung của chung cư. Hay nói cách khác, chủ đầu tư chỉ cần đảm bảo yêu cầu về diện tích chiều rộng tối thiểu của hành lang chung cư; diện tích tối đa mang tính chất linh hoạt, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích xây dựng riêng biệt.
Hành lang chung cư phải có chiều rộng tối thiểu bao nhiêu mét và có được lắp đặt camera an ninh hay không? (Hình từ Internet)
Lấn chiếm hành lang chung cư là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?
Theo khoản 2 Điều 100 Luật Nhà ở 2014 quy định về phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư như sau:
Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư
...
2. Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 1 Điều này; nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư;
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt;
d) Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.
Đồng thời theo khoản 6 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
6. Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.
...
Theo đó, hành lang là phần diện tích còn lại được xác định là phần sở hữu chung của nhà chung cư. Pháp luật nghiêm cấm sử dụng phần diện tích thuộc quyền sở hữu chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở chung cư và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.
Như vậy, lấn chiếm hành lang chung cư sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc sử dụng sai mục đích của phần diện tích này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.
Lấn chiếm hành lang chung cư có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo điểm c khoản 2 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư
...
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng;
...
Theo đó, sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối tổ chức, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Như vậy, tổ chức có hành vi lấn chiếm hành lang chung cư sử dụng vào mục đích cá nhân có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Trường hợp cá nhân thực hiện hành vi trên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?