Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì? Kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì? Kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì?
- Cơ quan hải quan quyết định việc thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành dựa trên cơ sở nào?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại các địa điểm nào trước khi thông quan?
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì? Kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra chuyên ngành được định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định về kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hàng hóa do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế hoặc các quy định pháp luật có liên quan để kiểm tra, xác định hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiểm tra chuyên ngành về văn hóa thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành văn hóa.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì? Kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan hải quan quyết định việc thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 35 Luật Hải quan 2014 về trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan:
Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải.
Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, phương tiện vận tải thì cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để quyết định việc thông quan.
Cụ thể:
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cửa khẩu trong việc kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu:
Theo đó, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan:
Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra hoặc ngày lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác, cơ quan kiểm tra chuyên ngành có thẩm quyền phải có kết luận kiểm tra và gửi cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 35 Luật Hải quan 2014 hoặc gửi tới Cổng thông tin một cửa quốc gia trong trường hợp cơ quan kiểm tra có hệ thống công nghệ thông tin kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia để cơ quan hải quan quyết định việc thông quan hàng hóa.
Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa có kết luận kiểm tra chuyên ngành thì phải có văn bản nêu rõ lý do và ngày ra kết luận kiểm tra gửi cơ quan hải quan.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại các địa điểm nào trước khi thông quan?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cửa khẩu trong việc kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu:
Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu, cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa, kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi thông quan.
Ngoài các địa điểm trên, hàng hóa được đưa về các địa điểm sau:
- Hàng hóa phải đưa về các địa điểm để kiểm dịch trong nội địa theo quy định của pháp luật về kiểm dịch;
- Trường hợp theo quy định của pháp luật cho phép đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra chuyên ngành hoặc người khai hải quan có văn bản đề nghị được đưa hàng về bảo quản, cơ quan hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản nếu địa điểm lưu giữ hàng hóa là kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa.
Đối với một số hàng hóa nhập khẩu không thể lấy mẫu để kiểm tra chuyên ngành và chỉ có thể thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành trong nội địa, tại chân công trình theo quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan cho phép người khai hải quan được đưa hàng về bảo quản; người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản hàng hóa cho đến khi thông quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?