Hàng hóa xuất khẩu là gì? Hàng hóa xuất khẩu có thuộc đối tượng tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến không?
Hàng hóa xuất khẩu là gì?
Hàng hóa xuất khẩu được giải thích tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT thì hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.
Hàng hóa xuất khẩu là gì? Hàng hóa xuất khẩu có thuộc đối tượng tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa xuất khẩu có thuộc đối tượng tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến không?
Hàng hóa xuất khẩu có thuộc đối tượng tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến không, thì theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT như sau:
Đối tượng tính giá dịch vụ
1. Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm:
a) Tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại cảng biển Việt Nam;
b) Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
đ) Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thủy nội địa vào, rời khu vực hàng hải.
2. Đối tượng tính giá dịch vụ đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm:
a) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
b) Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam;
d) Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
e) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.
3. Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư này.
4. Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng tính giá dịch vụ sử dụng cầu, bến.
Đồng tiền tính giá dịch vụ đối với dịch vụ sử dụng cầu, bến cho hàng hóa xuất khẩu được quy định như thế nào?
Đồng tiền tính giá dịch vụ đối với dịch vụ sử dụng cầu, bến cho hàng hóa xuất khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT như sau:
Đồng tiền tính giá dịch vụ
1. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế.
2. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cho tàu thuyền hoạt động vận tải nội địa.
3. Trường hợp chuyển đổi từ Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì đồng tiền tính giá dịch vụ đối với dịch vụ sử dụng cầu, bến cho hàng hóa xuất khẩu là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ.
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu gồm các tài liệu được quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
- Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu;
- Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp;
- Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.
- Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?