Hàng hóa tân trang là gì? Hàng hóa tân trang khi nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nào?
Hàng hóa tân trang là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2023/NĐ-CP thì hàng hóa tân trang là sản phẩm:
- Được liệt kê theo mã hàng tại Phụ lục I, II, III, IV và V kèm theo Nghị định này; và
- Được cấu thành toàn bộ hoặc một phần từ vật tư đã được phục hồi; và
- Có thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; và
- Thực hiện được toàn bộ các chức năng như chức năng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, với chất lượng, hiệu quả thực hiện không thay đổi hoặc tương tự như chất lượng, hiệu quả thực hiện của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; và
- Có chế độ bảo hành tương tự như chế độ bảo hành áp dụng cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.
Hàng hóa tân trang là gì? Hàng hóa tân trang khi nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Hàng hóa tân trang khi nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nào?
Hàng hóa tân trang khi nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 77/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu
1. Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
b) Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.
c) Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.
2. Khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ "Hàng hóa tân trang" ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường.
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa tân trang khi nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
- Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.
- Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.
Hàng hóa tân trang được nhập khẩu vào Việt Nam khi nào?
Hàng hóa tân trang được nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 77/2023/NĐ-CP như sau:
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang
1. Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (sau đây gọi là cơ quan cấp giấy phép).
2. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm:
a) Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng.
b) Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
3. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam.
4. Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang, sau 03 lần được cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
5. Cơ quan cấp giấy phép quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu có thời hạn nhưng không ít hơn 12 tháng.
6. Giấy phép nhập khẩu có thời hạn không hạn chế số lượng hàng hóa tân trang nhập khẩu theo giấy phép trong thời hạn hiệu lực của giấy phép.
7. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được áp dụng trở lại khi:
a) Hết thời hạn đình chỉ Mã số tân trang.
b) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang bị thu hồi, sau đó được cấp lại Mã số tân trang.
8. Với các trường hợp nêu tại khoản 7 Điều này, chỉ chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn sau ít nhất 10 lần cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hay cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau với cùng một loại hàng hóa tân trang (cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng) và thuộc cùng một doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang).
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V ban hành kèm theo Nghị định 77/2023/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?