Hàng hóa gửi bưu điện bị mất thì được bưu điện bồi thường thiệt hại trong thời hạn tối đa bao lâu?
Hàng hóa gửi bưu điện bị mất thì được bưu điện bồi thường thiệt hại trong thời hạn tối đa bao lâu?
Hàng hóa gửi bưu điện bị mất thì được bưu điện bồi thường thiệt hại trong thời hạn được quy định tại Điều 26 Nghị định 47/2011/NĐ-CP như sau:
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
1. Thời hạn bồi thường thiệt hại không quá 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Quá thời hạn bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này thì bên phải bồi thường thiệt hại còn phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hàng hóa gửi bưu điện bị mất thì được bưu điện bồi thường thiệt hại trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Nếu quá thời hạn này thì bên phải bồi thường thiệt hại phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa gửi bưu điện (Hình từ Internet)
Hàng hóa gửi bưu điện bị mất đã được bồi thường thiệt hại nhưng tìm lại được thì xử lý như thế nào?
Hàng hóa gửi bưu điện bị mất đã được bồi thường thiệt hại nhưng tìm lại được thì xử lý theo Điều 27 Nghị định 47/2011/NĐ-CP như sau:
Thu hồi tiền bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp tìm lại được một phần hoặc toàn bộ bưu gửi bị coi là đã mất và đã được bồi thường thiệt hại theo quy định, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm thông báo cho người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại.
2. Người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại có quyền nhận lại hoặc từ chối nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được.
3. Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thì phải hoàn trả số tiền bồi thường tương ứng cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
4. Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại từ chối nhận lại thì một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
Theo đó, hàng hóa gửi bưu điện bị mất đã được bồi thường thiệt hại nhưng tìm lại được thì xử lý như sau:
- Người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại có quyền nhận lại hoặc từ chối nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được.
- Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thì phải hoàn trả số tiền bồi thường tương ứng cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
- Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại từ chối nhận lại thì một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
Những vật phẩm, hàng hoá nào không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua bưu điện?
Những vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua bưu điện được quy định tại Điều 12 Luật Bưu Chính 2010 gồm:
Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính
1. Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông.
2. Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.
3. Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.
4. Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Và Điều 25 Công ước Bưu chính thế giới và các nghị định thư cuối cùng 1999 như sau:
Các bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi
1- Bưu gửi không đáp ứng được các điều kiện đã nêu trong Công ước và các thể lệ sẽ không được chấp nhận.
2- Trừ các trường hợp ngoại lệ nêu trong các thể lệ, cấm chứa các nội dung sau trong tất cả các loại Bưu gửi.
2.1- Các chất ma tuý và kích thích thần kinh.
2.2- Các chất dễ nổ, dễ cháy hoặc các chất nguy hiểm khác hay chất phóng xạ.
2.2.1- Những nội dung sau không tuân theo điều cấm trên:
2.2.1.1- Các chất sinh học được gửi trong bưu phẩm quy định tại Điều 44.
2.2.1.2- Các chất phóng xạ được gửi trong bưu phẩm hay bưu kiện được nêu ở Điều 26.
2.3- Các vật phẩm dâm ô, đồi bại.
2.4- Động vật sống trừ một số loại đã được quy định ở đoạn 3.
2.5- Các vật phẩm bị cấm nhập và cấm lưu hành trong nước nhận.
2.6- Các vật phẩm do bản chất hoặc do cách gói bọc có thể gây nguy hiểm cho nhân viên hoặc làm hỏng các vật phẩm khác hoặc các thiết bị bưu chính.
2.7- Các tài liệu có tính chất thông tin hiện thời và riêng tư trao đổi giữa những cá nhân không phải là người gửi, người nhận hay những người ở cùng với họ.
3- Tuy nhiên, các trường hợp sau được chấp nhận.
3.1- Trong bưu phẩm trừ bưu phẩm khai giá.
3.1.1- Ong, đỉa, tằm
3.1.2- Các vật ký sinh và các nhân tố diệt trừ sâu bọ có hại dùng vào việc kiểm soát các loại sâu bọ đó trao đổi giữa các Viện nghiên cứu được chính thức công nhận.
3.2- Trong bưu kiện: động vật sống, nếu pháp luật của các nước liên quan cho phép vận chuyển qua đường bưu điện;
4- Cấm chứa những vật phẩm sau đây trong bưu kiện:
4.1- Tài liệu có tính chất thông tin hiện thời và riêng tư trao đổi giữa người gửi và người nhận hay những người ở cùng với họ.
4.2- Thư từ các loại trao đổi giữa các cá nhân không phải là người gửi và người nhận hoặc những người ở cùng với họ.
5- Cấm không được đưa các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa, các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác vào:
5.1- Trong bưu phẩm không khai giá, tuy nhiên, nếu luật pháp nước gửi và nước nhận cho phép thì những vật phẩm trên vẫn có thể được gửi trong phong bì dán kín như một Bưu gửi ghi số;
5.2- Trong bưu kiện không khai giá được trao đổi giữa hai nước chấp nhận mở dịch vụ bưu kiện khai giá; ngoài ra, bưu chính các nước có quyền cấm gửi vàng nén trong các bưu phẩm khai giá hoặc không khai giá đi hoặc đến lãnh thổ nước mình hoặc quá giang gửi rời qua nước đó. Các nước có quyền giới hạn giá trị thực tế đối với các loại vật phẩm này.
6- Ấn phẩm và học phẩm người mù:
6.1- Không được chứa các tài liệu có tính chất thông tin hiện thời và riêng tư cá nhân;
6.2- Không được chứa các tem cước phí hoặc các ấn phẩm trả cước cho dù những ấn phẩm này đã sử dụng hay chưa hoặc bất kỳ loại giấy tờ có giá trị về mặt tiền tệ.
7- Việc xử lý các vật phẩm được chấp nhận nhằm quy định trong các Thể lệ. Tuy nhiên những vật phẩm có chứa nội dung đề cập trong điểm 2.1, 2.2, và 2.3 sẽ không được chuyển tới nước nhận, phát cho người nhận hoặc chuyển hoàn lại nước gốc trong bất kỳ trường hợp nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?