Hàng hóa có được coi là bưu gửi không? Trường hợp hàng hóa gửi qua bưu điện mà không gửi được cho người nhận thì giải quyết như thế nào?
Hàng hóa có được xem là bưu gửi không?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bưu chính 2010 quy định về bưu gửi như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính."
Căn cứ quy định trên, bưu gửi bao gồm hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
Bưu gửi được chấp nhận và phát như thế nào?
Việc chấp nhận và phát bưu gửi được quy định tại Điều 11 Luật Bưu chính 2010 như sau:
- Bưu gửi được chấp nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Không chứa các vật phẩm, hàng hoá quy định tại Điều 12 của Luật này;
+ Có thông tin liên quan đến người gửi, người nhận trên bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
+ Đã thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
+ Được gói, bọc theo yêu cầu của dịch vụ bưu chính.
- Bưu gửi được coi là đã được chấp nhận trong các trường hợp sau đây:
+ Bưu gửi đã được doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính chấp nhận tại điểm phục vụ bưu chính hoặc tại địa chỉ của người gửi;
+ Thư đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này đã được bỏ vào thùng thư công cộng.
- Bưu gửi được coi là đã phát hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
+ Đã phát tại địa chỉ của người nhận, gồm hộp thư tập trung, hộp thư gia đình, hộp thư thuê bao hoặc hình thức khác dành cho việc nhận bưu gửi;
+ Đã phát cho người nhận tại điểm phục vụ bưu chính thực hiện việc phát;
+ Đã phát theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ bưu chính.
Bên cạnh đó, Điều 12 Luật Bưu chính 2010 quy định hàng hóa được gửi qua mạng bưu chính bao gồm:
- Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông.
- Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.
- Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.
- Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp hàng hóa gửi qua bưu điện mà không gửi được cho người nhận thì giải quyết như thế nào?
Bưu gửi không gửi được cho người nhận thì giải quyết như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Luật Bưu chính 2010 quy định đối với trường hợp bưu gửi không phát được cho người nhận như sau:
- Bưu gửi được coi là không phát được trong các trường hợp sau đây:
+ Không có địa chỉ người nhận; địa chỉ người nhận không đầy đủ hoặc không đúng;
+ Người nhận đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;
+ Không tìm được người nhận tại địa chỉ đã ghi;
+ Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người nhận không đến nhận;
+ Người nhận từ chối nhận.
Theo đó, trường hợp bưu gửi không phát được cho người nhận sẽ giải quyết như sau:
(1) Bưu gửi được chuyển hoàn để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận và người gửi yêu cầu chuyển hoàn. Người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Bưu chính 2010.
(2) Thư cơ bản đến 500 gam (g) khi không phát được mặc nhiên được chuyển hoàn cho người gửi và được miễn cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn theo khoản 3 Điều 17 Luật Bưu chính 2010.
(3) Bưu gửi không hoàn trả được cho người gửi theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Bưu chính 2010 khi thuộc các trường hợp sau:
+ Không có địa chỉ người gửi; địa chỉ người gửi không đầy đủ hoặc không đúng;
+ Người gửi đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;
+ Không tìm được người gửi tại địa chỉ đã ghi trên bưu gửi;
+ Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người gửi không đến nhận;
+ Người gửi từ chối nhận lại.
Theo khoản 5 Điều 17 Luật Bưu chính 2010 quy định trường hợp bưu gửi không phát được cho người nhận theo quy định tại khoản 1 và không hoàn trả được cho người gửi theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Bưu chính 2010 sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày bưu gửi được chấp nhận thì bị coi là bưu gửi không có người nhận. Thời hạn này không áp dụng đối với bưu gửi mà người nhận từ chối nhận và người gửi cũng từ chối nhận lại. Theo đó, việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện theo quy định Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC.
Như vậy, căn cứ quy định trên, trường hợp bưu gửi không phát được cho người nhận thì sẽ được hoàn trả lại cho người gửi trong trường hợp người gửi có yêu cầu. Trường hợp này, người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn bưu gửi (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Trường hợp thư cơ bản đến 500 gam (g) khi không phát được mặc nhiên được chuyển hoàn cho người gửi và được miễn cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn. Đối với trường hợp bưu gửi không phát được cho người nhận và không hoàn trả được cho người gửi thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính sẽ xử lý theo quy định tại Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?