'Hạn sử dụng' của bản sao căn cước công dân đã chứng thực là bao lâu? Có thể ra Ủy ban nhân dân xã để thực hiện chứng thực hay không?
'Hạn sử dụng' của bản sao căn cước công dân đã chứng thực là bao lâu?
Theo đó giá trị của văn bản chứng thực được quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, chiếu theo quy định có thể thấy rằng hiện nay Nghị định 23/2015/NĐ-CP không có quy định về thời hạn có hiệu lực của văn bản được chứng thực. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, các văn bản chứng thực có thể sử dụng vô thời hạn.
Ví dụ, đối với những văn bản gốc có giá trị vô thời hạn thì giá trị của văn bản chứng thực cũng là vô thời hạn, trừ khi bản gốc bị thu hồi, hủy bỏ. Ví dụ như: giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bằng đại học, giấy phép lái xe máy…
Tuy nhiên, dựa trên các quy định cụ thể đối với từng loại văn bản thì giá trị của văn bản chứng thực có thể xác định dựa trên giá trị của văn bản gốc được cấp.
Vậy, đối với văn bản gốc được cấp có thời hạn thì giá trị của văn bản chứng thực cũng có thời hạn khác nhau theo văn bản gốc.
Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Như vậy, 'Hạn sử dụng' của bản sao căn cước công dân đã chứng thực sẽ có thời hạn theo căn cước công dân bản chính.
Tuy nhiên, trong thực tế khi thực hiện các thủ tục hành chính thì tốt nhất phải đem theo bản chính để xác minh đối chiếu với bản sao.
'Hạn sử dụng' của bản sao căn cước công dân đã chứng thực là bao lâu? Có thể ra Ủy ban nhân dân xã để thực hiện chứng thực hay không? (Hình từ Internet)
Chứng thực từ bản chính căn cước công dân có thể ra Ủy ban nhân dân xã để thực hiện hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
...
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận.
Chứng thực từ bản chính căn cước công dân tại Ủy ban nhân dân xã trong bao lâu thì có?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, quy định về thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực như sau:
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này.
Theo đó, thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
Như vậy, chứng thực từ bản chính căn cước công dân tại Ủy ban nhân dân xã thì sẽ có ngay trong ngày. Tuy nhiên nếu yêu cầu chứng thực sau 15 giờ thì có thể sẽ sang ngày làm việc hôm sau mới có.
Xin lưu ý tùy theo mật độ người dân đến để làm việc trong ngày đó mà có thể nhanh hay chậm tùy theo tiến độ làm việc của Ủy ban nhân dân xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào? Quân đội nhân dân được quy định thế nào?
- Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao?
- Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức? Tải về mẫu biên bản họp chi bộ?
- Chung kết Mr World 2024 khi nào? Quy định về hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp theo Nghị định 144 2020 ra sao?
- Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm tại cấp tỉnh ra sao?