Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là gì? Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là gì?
Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 50/2014/NĐ-CP thì hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là mức ngoại hối tối đa được phép đầu tư theo đối tác và hình thức đầu tư do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là gì? Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng dựa trên cơ sở được quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 50/2014/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
a) Quy định về tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Quy định về cơ cấu đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối chính thức, bao gồm cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
2. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối:
a) Xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng trên thị trường quốc tế;
b) Tình hình đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế.
3. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
a) Mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và giá vàng;
b) Tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế;
c) Tình hình sử dụng các loại ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam;
d) Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.
4. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư:
a) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước;
c) Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới.
5. Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.
Như vậy, theo quy định trên thì hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng dựa trên cơ sở sau:
- Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;
- Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước;
- Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới.
Dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán như thế nào?
Dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán được quy định tại Điều 22 Nghị định 50/2014/NĐ-CP như sau:
Hạch toán kế toán
1. Dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc đánh giá lại dự trữ ngoại hối nhà nước trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước để theo dõi sự tăng hoặc giảm giá trị dự trữ ngoại hối nhà nước bằng Đồng Việt Nam nhằm phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Thu nhập và chi phí phát sinh trong quá trình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán vào thu nhập và chi phí nghiệp vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu nhập và chi phí phát sinh khi thực hiện mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng và các hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối trong nước khác là thu nhập và chi phí phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và vàng.
Như vậy, theo quy định trên thì dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc đánh giá lại dự trữ ngoại hối nhà nước trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước để theo dõi sự tăng hoặc giảm giá trị dự trữ ngoại hối nhà nước bằng Đồng Việt Nam nhằm phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?