Gửi đơn tố cáo đến đâu trong trường hợp những người liên quan đến nội dung tố cáo sống cùng một thành phố nhưng khác phường?
- Nguyên tắc giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?
- Gửi đơn tố cáo đến đâu trong trường hợp những người liên quan đến nội dung tố cáo sống cùng một thành phố nhưng khác phường?
- Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?
Nguyên tắc giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Tố cáo 2011 quy định như sau:
Nguyên tắc giải quyết tố cáo
1. Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Gửi đơn tố cáo đến đâu trong trường hợp những người liên quan đến nội dung tố cáo sống cùng một thành phố nhưng khác phường?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2011 quy định như sau:
Tiếp nhận tố cáo
1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
...
Và căn cứ theo Điều 24 Luật Tố cáo 2011 quy định như sau:
Xử lý ban đầu thông tin tố cáo
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
2. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
3. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp này mình có thể nộp đơn tố cáo hành vi này, kèm theo những tài liệu, chứng cứ chứng minh khác đến cơ quan công an nơi bạn nữ sống vẫn được.
Không cần phải gửi tới cơ quan công an 02 nơi kia để cơ quan công an tiến hành xem xét và điều tra theo thẩm quyền.
Khi xác định có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành điều tra vụ án.
Vì thông tin anh chỉ nêu chung chung mà chưa cụ thể bạn gái và 02 ban nam kia sinh vào ngày, tháng nào và việc thực hiện hành vi quan hệ cụ thể vào thời điểm nào thì không thể xác định có phải là tội phạm hay không và nếu có thì là tội danh gì được.
Việc này còn phải phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra.
Tố cáo (Hình từ Internet)
Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tố cáo 2011 quy định như sau:
Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?