Gói thầu EC là gì? Nhà thầu tham dự Gói thầu EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Gói thầu EC là gì?
Gói thầu EC được giải thích tại khoản 16 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Gói thầu hỗn hợp là gói thầu thuộc các trường hợp sau: thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
Theo đó, Gói thầu EC (Engineering - Construction), hay thiết kế và xây lắp. Đây là là một dạng của gói thầu hỗn hợp, trong đó nhà thầu được giao thực hiện đồng thời cả hai công việc thiết kế và xây lắp công trình, hạng mục công trình.
Gói thầu EC là gì? Nhà thầu tham dự Gói thầu EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào? (hình từ internet)
Nhà thầu tham dự Gói thầu EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Tại Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về bảo đảm cạnh cạnh trong đấu thầu như sau:
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
...
3. Nhà thầu tham dự gói thầu EPC, EP, EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED;
b) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp không lập thiết kế FEED;
c) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật trong trường hợp không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập thiết kế FEED theo quy định của pháp luật về xây dựng;
d) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;
đ) Nhà thầu tư vấn thẩm định giá; nhà thầu lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;
e) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;
Phạm vi công việc thiết kế trong gói thầu EPC, EP, EC thuộc dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản này có thể là thiết kế FEED hoặc thiết kế cơ sở; không hình thành gói thầu EPC, EP, EC khi đã có thiết kế kỹ thuật hoặc công trình thiết kế hai bước theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Theo đó, nhà thầu tham dự Gói thầu EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau:
- Nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED;
- Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp không lập thiết kế FEED;
- Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật trong trường hợp không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập thiết kế FEED theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;
- Nhà thầu tư vấn thẩm định giá; nhà thầu lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.
Căn cứ dùng để ký kết hợp đồng EC được quy định ra sao?
Tại điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có giải thích về hợp đồng EC như sau:
Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
Dẫn chiếu đến Điều 9 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng EC như sau:
Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng
1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.
2. Đối với hợp đồng EPC, EC, EP ngoài các căn cứ nêu ở Khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED được duyệt.
3. Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay ngoài các căn cứ nêu ở Khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm nhiệm vụ thực hiện dự án, chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt.
Theo đó, căn cứ dùng để ký kết hợp đồng EC gồm các căn cứ sau:
- Các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED được duyệt.
Lưu ý về pháp luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng EC được quy định tại Điều 11 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng phải áp dụng hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ các quy định của Nghị định này.
2. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt.
3. Đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?