Gọi đến các đầu số khẩn cấp như 113, 114, 115... thì có được miễn phí cước điện thoại hay không?
Có tất cả bao nhiêu đầu số khẩn cấp và ý nghĩa các đầu số như thế nào?
Theo Phụ lục 3 Ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BTTTT (Sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 27/2021/TT-BTTTT thì gồm có 4 đầu số khẩn cấp như sau:
- Đầu số khẩn cấp 112: Số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp.
- Đầu số khẩn cấp 113: Số dịch vụ gọi công an. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp.
- Đầu số khẩn cấp 114: Số dịch vụ gọi cứu hỏa. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp.
- Đầu số khẩn cấp 115: Số dịch vụ gọi cấp cứu y tế. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp.
Ngoài ra hiện nay còn một đầu số đáng được quan tâm là 111: Số dịch vụ gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc.
Gọi đến các đầu số khẩn cấp như 113, 114, 115... có được miễn cước điện thoại hay không?
Về nội dung này tham khảo theo quy định tại Điều 29 Luật Viễn thông 2009, cụ thể như sau:
"Điều 29. Dịch vụ viễn thông khẩn cấp
1. Dịch vụ viễn thông khẩn cấp là dịch vụ gọi đến các số liên lạc khẩn cấp của cơ quan công an, cứu hỏa, cấp cứu.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các số liên lạc khẩn cấp trong quy hoạch kho số viễn thông quốc gia; hướng dẫn thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông khẩn cấp.
3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:
a) Thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và đăng trong Danh bạ điện thoại công cộng các số liên lạc khẩn cấp;
b) Bảo đảm khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp;
c) Miễn giá cước gọi đến các số liên lạc khẩn cấp cho người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định nội hạt."
Như vậy thì theo quy định sẽ miễn giá cước gọi đến các số liên lạc khẩn cấp như 113, 114, 115...
Gọi đến các đầu số khẩn cấp như 113, 114, 115... thì có được miễn phí cước điện thoại hay không?
Gọi điện thoại đến các đầu số khẩn cấp 113, 114, 115,... để quấy rối, chọc phá sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp gọi điện quấy rối các đầu số khẩn cấp 113, 114, 115,... như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật."
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định thì mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?