Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì?
Theo khoản 12 Điều 3 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có quy định:
Giải thích từ ngữ
...
11. Hệ thống phòng vệ đường ngang là hệ thống liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn tại đường ngang bao gồm: chắn đường ngang; cọc tiêu, hàng rào cố định; vạch sơn kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ; hệ thống giám sát đường ngang; đèn tín hiệu và chuông điện; tín hiệu cảnh báo đường ngang, tín hiệu ngăn đường trên đường sắt và các thiết bị khác liên quan.
12. Gờ giảm tốc là một dạng vạch sơn kẻ đường, có chiều dày không quá 06 milimét (mm), có tác dụng cảnh báo (thông qua việc gây ra tác động nhẹ lên phương tiện) cho người điều khiển phương tiện biết trước vị trí nguy hiểm, cần phải giảm tốc độ và chú ý quan sát để bảo đảm an toàn giao thông.
13. Gồ giảm tốc là một cấu tạo dạng hình cong, nổi trên mặt đường, có tác dụng cưỡng bức các phương tiện giảm tốc độ trước khi đi qua vị trí nguy hiểm.
Như vậy, gờ giảm tốc là một dạng vạch sơn kẻ đường, có chiều dày không quá 06 milimét (mm).
Gờ giảm tốc có tác dụng cảnh báo thông qua việc gây ra tác động nhẹ lên phương tiện cho người điều khiển phương tiện biết trước vị trí nguy hiểm, cần phải giảm tốc độ và chú ý quan sát để bảo đảm an toàn giao thông.
Gờ giảm tốc được xem là một trong những hệ thống phòng vệ đường ngang, bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn tại đường ngang.
Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không? (Hình từ Internet)
Trên mặt đường bộ trong khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác. (Theo khoản 9 Điều 3 Luật Đường sắt 2017)
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang khi xây dựng mới đường ngang như sau:
Yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang khi xây dựng mới đường ngang
Khi xây dựng mới đường ngang, đoạn đường bộ tại đường ngang phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo cấp đường bộ và các quy định sau:
...
3. Chiều rộng phần xe chạy của đoạn đường bộ trong phạm vi đường ngang không nhỏ hơn bề rộng phần xe chạy trên đường bộ phía ngoài và không nhỏ hơn 06 mét (m). Trường hợp phải mở rộng để mặt đường không nhỏ hơn 06 mét (m), đoạn tiếp theo vuốt dần về bề rộng phần xe chạy trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang theo tỉ lệ 10:1. Bề rộng phần lề đường tối thiểu phải bảo đảm đủ để lắp đặt biển báo hiệu đường bộ.
4. Trong phạm vi đường ngang phải có đầy đủ hệ thống thoát nước để bảo đảm thoát nước của khu vực.
5. Trên mặt đường bộ trong khu vực đường ngang không có người gác được bố trí gờ giảm tốc, gồ giảm tốc để tăng cường an toàn giao thông. Việc bố trí gờ giảm tốc, gồ giảm tốc theo sơ đồ tổ chức phòng vệ đường ngang tại Phụ lục II của Thông tư này. Trong trường hợp này, đoạn đường bộ trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 25 mét (m).
6. Trường hợp tổ chức giao thông có phần đường dành riêng cho người đi bộ qua đường ngang, phạm vi từ mép ray ngoài cùng trở ra đến vạch dừng xe đối với phần đường này bố trí vạch sơn đi bộ qua đường theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Như vậy, trên mặt đường bộ trong khu vực đường ngang không có người gác được bố trí gờ giảm tốc để tăng cường an toàn giao thông. Việc bố trí gờ giảm tốc theo sơ đồ tổ chức phòng vệ đường ngang tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BGTVT.
06 Chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt?
06 Chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt Điều 5 Luật Đường sắt 2017, cụ thể:
(1) Ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.
(2) Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh đường sắt.
(3) Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt.
(4) Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.
(5) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống đường sắt chuyên dùng.
(6) Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích giảm 20% công chức viên chức hưởng lương ngân sách khi sắp xếp bộ máy tại Công văn 31 hướng dẫn Nghị định 178?
- Các ngày lễ tình yêu trong năm 2025? 1 năm có bao nhiêu ngày lễ tình yêu? Nam nữ bao nhiêu tuổi đủ tuổi kết hôn 2025?
- Tải mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Biên bản thỏa thuận hợp tác là gì?
- Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông 2025 ra sao? Đăng ký tuyển sinh trung học phổ thông thế nào?
- Mẫu công văn thông báo giao hàng chậm, giao hàng hóa muộn dành cho doanh nghiệp mới nhất? Tải mẫu?