Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm là gì? Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong sữa và sản phẩm sữa được quy định như thế nào?

Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm là gì? Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong sữa và sản phẩm sữa được quy định như thế nào và phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử áp dụng để kiểm tra giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm là gì? Câu hỏi của chị Ý (Hà Nội).

Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm là gì?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-3:2012/BYT về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm có quy định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm là mức giới hạn tối đa vi sinh vật được phép có trong thực phẩm.

Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong sữa và sản phẩm sữa được quy định như thế nào?

Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong sữa và sản phẩm sữa được quy định như thế nào? (hình từ Internet)

Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong sữa và sản phẩm sữa được quy định như thế nào?

Tại tiểu mục 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-3:2012/BYT về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm có quy định như sau:

Ký hiệu viết tắt:

- Chỉ tiêu loại A: là chỉ tiêu bắt buộc phải kiểm nghiệm khi tiến hành đánh giá hợp quy.

- Chỉ tiêu loại B: là chỉ tiêu không bắt buộc phải kiểm nghiệm khi tiến hành đánh giá hợp quy nếu nhà sản xuất thực hiện kiểm soát mối nguy trong quá trình sản xuất (theo HACCP hoặc GMP). Trong trường hợp nhà sản xuất không áp dụng kiểm soát mối nguy trong quá trình sản xuất thì bắt buộc phải kiểm nghiệm các chỉ tiêu này.

- n: số mẫu cần lấy từ lô hàng để kiểm nghiệm.

- c: số mẫu tối đa cho phép có kết quả kiểm nghiệm nằm giữa m và M. Trong n mẫu kiểm nghiệm được phép có tối đa c mẫu cho kết quả kiểm nghiệm nằm gữa m và M.

- m: giới hạn dưới, nếu trong n mẫu kiểm nghiệm tất cả các kết quả không vượt quá giá trị m là đạt.

- M: giới hạn trên, nếu trong n mẫu kiểm nghiệm chỉ 01 mẫu cho kết quả vượt quá giá trị M là không đạt.

- TSVSVHK: Tổng số vi sinh vật hiếu khí.

- KPH: Không phát hiện.

*Tải bảng thông tin về giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong sữa và sản phẩm sữa tại đây: Tải về

Phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử áp dụng để kiểm tra giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm là gì?

Theo tiểu mục 1 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-3:2012/BYT về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm có quy định về phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử áp dụng để kiểm tra giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm như sau:

(1) Lấy mẫu:

Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. (được thay thế bởi Thông tư 26/2012/TT-BKHCN).

(2) Phương pháp thử

Yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp dưới đây (các phương pháp này không bắt buộc áp dụng, có thể sử dụng phương pháp thử khác tương đương):

- TCVN 4884: 2005 (ISO 4833:2003) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng vi sinh vật trên đĩa thạch - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 300C.

- TCVN 4829: (ISO 6579: 2002) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch.

- TCVN 7924-1: 2008 (ISO 16649 -1: 2001) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính - glucuronidaza, Phần 1: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở bromo-4-clo-3-indolylb -D-glucuronid.b44oC sử dụng màng lọc và 5-

- TCVN 7924-2: 2008 (ISO 16649 -2: 2001) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính - glucuronidaza, Phần 2: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở b44oC sử dụng 5-bromo-4-clo-3- indolyl β-D-glucuronid.

- TCVN 7924-3: 2008 (ISO 16649 -3: 2001) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính β-glucuronidaza, Phần 3: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất sử dụng 5-bromo-4-clo-3-indolyl- β-d-glucuronid.

- TCVN 7700-2: 2007 (ISO 11290-2:1998, With amd 1: 2004) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và định lượng Listeria monocytogenes, Phần 2: Phương pháp định lượng.

- TCVN 4830-1:2005 (ISO 6888-1:1999, with Amd, 1:2003) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Staphylococci có phản ứng dương tính với coagulase (Staphylococcus aureus và các loài khác) trên đĩa thạch, Phần 1: Kỹ thuật sử dụng môi trường Baird-Parker.

- TCVN 4830-2:2005 (ISO 6888-2:1999, with Amd, 1:2003) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Staphylococci có phản ứng dương tính với coagulase (Staphylococcus aureus và các loài khác) trên đĩa thạch, Phần 2: Kỹ thuật sử dụng môi trường thạch fibrinogen huyết tương thỏ.

- TCVN 4830-3:2005 (ISO 6888-3: 2003) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng Staphylococci có phản ứng dương tính với coagulase (Staphylococcus aureus và các loài khác) trên đĩa thạch, Phần 3: Phát hiện và dùng kỹ thuật đếm số có xác xuất lớn nhất (MPN) để đếm số lượng nhỏ.

- TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-2:1986) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm số bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sulfit (Clostridia), Phần 2: Phương pháp màng lọc.

- TCVN 4882:2007 (ISO 4831: 2006) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng coliforms - Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.

- TCVN 6848:2007 (ISO 4832: 2006) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng coliforms - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.

- TCVN 5518-1:2007 (ISO 21528-1: 2004) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và định lượng Enterobactericeae, Phần 1: phát hiện và định lượng bằng kỹ thuật MPN có tiền tăng sinh.

- TCVN 7850-2008 (ISO/TS 22964:2006) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và định lượng Enterobacter sakazakii.

- ISO 16266:2006 Water quality - Detection and enumeration of Pseudomonas aeruginosa - Method by membrane filtration (Chất lượng nước - Phát hiện và định lượng Pseudomonas aeruginosa - Phương pháp lọc màng).

- ISO 7899-2:2000 Water quality - Detection and enumeration of intestinal enterococci, Part 2: Membrane filtration method (Chất lượng nước - Phát hiện và đếm khuẩn liên cầu khuẩn đường ruột, Phần 2: Phương pháp lọc màng).

Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật và thủy ngân trong sữa bột dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?
Pháp luật
Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm là gì? Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong sữa và sản phẩm sữa được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
5,607 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào