Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm được hiểu như thế nào và thực hiện theo phương pháp thử nào?
Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm là gì?
Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm được giải thích theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-1:2011/BYT cụ thể:
Giải thích từ ngữ và các chữ viết tắt
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ và chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm: mức tối đa (ML- Maximum level) lượng độc tố vi nấm đó được phép có trong thực phẩm (đơn vị tính: µg/kg).
3.2. Thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm: các thực phẩm, nhóm thực phẩm quy định tại Mục II (Quy định kỹ thuật) của Quy chuẩn này.
3.3. Aflatoxin tổng số: tổng hàm lượng aflatoxin B1, B2, G1 và G2.
3.4. Fumonisin tổng số: tổng hàm lượng fumonisin B1 và B2
3.5. KQĐ: Không quy định.
3.6. Sơ chế: là việc sử dụng biện pháp phân loại hoặc biện pháp xử lý vật lý khác.
3.7. AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống.
Theo đó, giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm là mức tối đa (ML- Maximum level) lượng độc tố vi nấm đó được phép có trong thực phẩm (đơn vị tính: µg/kg).
Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm (Hình từ Internet)
Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm được thử theo phương pháp nào?
Phương pháp thử giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm được quy định ở tiểu mục 2 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-1:2011/BYT cụ thể:
LÁY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
1. Lấy mẫu: theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phương pháp thử
Các yêu cầu kỹ thuật trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp dưới đây (các phương pháp này không bắt buộc áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương):
2.1. Xác định aflatoxins:
□ Theo phương pháp của AOAC 975.36, AOAC 2005.08, AOAC 994.08, AOAC 990.32, AOAC 2000.16, AOAC 2000.08
2.2. Xác định độc tố ochratoxin A:
□ Theo phương pháp của AOAC 991.44, AOAC 2000.09, AOAC 2001.01
2.3. Xác định độc tố patulin:
□ Theo phương pháp của: AOAC 2000.02
2.4. Xác định độc tố deoxinivalenol:
□ Theo phương pháp của: AOAC 986.17
2.5. Xác định độc tố fumonisin:
□ Theo phương pháp của: AOAC 995.15, AOAC 2001. 04
2.6. Xác định độc tố zearalenone:
□ Theo phương pháp của: AOAC 994.01, AOAC 985.18
Như vậy, các yêu cầu kỹ thuật trong giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm được thử theo các phương pháp dưới đây (các phương pháp này không bắt buộc áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương):
- Xác định aflatoxins:
+ Theo phương pháp của AOAC 975.36, AOAC 2005.08, AOAC 994.08, AOAC 990.32, AOAC 2000.16, AOAC 2000.08
- Xác định độc tố ochratoxin A:
+ Theo phương pháp của AOAC 991.44, AOAC 2000.09, AOAC 2001.01
- Xác định độc tố patulin:
+ Theo phương pháp của: AOAC 2000.02
- Xác định độc tố deoxinivalenol:
+ Theo phương pháp của: AOAC 986.17
- Xác định độc tố fumonisin:
+ Theo phương pháp của: AOAC 995.15, AOAC 2001. 04
- Xác định độc tố zearalenone:
+ Theo phương pháp của: AOAC 994.01, AOAC 985.18
Cơ quan nào có quyền triển khai và tổ chức thực hiện giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm?
Cơ quan có quyền triển khai và tổ chức thực hiện giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm quy định ở Mục VI Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 8-1:2011/BYT cụ thể:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Các sản phẩm thực phẩm quy định tại Mục II - Quy định kỹ thuật phải được kiểm tra an toàn để đảm bảo sản phẩm không chứa độc tố vi nấm vượt quá giới hạn ô nhiễm quy định tại Quy chuẩn này. Việc kiểm tra các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
Tổ chức cá nhân không được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chứa độc tố vi nấm vượt quá giới hạn ô nhiễm quy định trong quy chuẩn này.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
3. Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới./.
Như vậy, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?