Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có thời hạn bao lâu? Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép phải là cơ quan nào?
Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan nào?
Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 06/2016/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước
1. Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Bản sao hoặc cung cấp số Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình;
c) Đề án sản xuất kênh chương trình trong đó nêu rõ: Mục đích sản xuất; tên gọi, biểu tượng (lôgô); tôn chỉ, mục đích kênh chương trình; nội dung kênh chương trình; độ phân giải hình ảnh của kênh chương trình; khung chương trình dự kiến trong 01 (một) tháng; đối tượng khán giả; năng lực sản xuất kênh chương trình (gồm: Nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính); quy trình tổ chức sản xuất và quản lý nội dung kênh chương trình; phương thức kỹ thuật phân phối kênh chương trình đến các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình; hiệu quả kinh tế xã hội của kênh;
...
Như vậy, theo quy định, đơn vị đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 06/2016/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước
...
4. Thời hạn Giấy phép
a) Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa 10 (mười) năm kể từ ngày cấp, nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình của đơn vị được cấp Giấy phép. Đơn vị có Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được chủ động cung cấp kênh chương trình sản xuất theo Giấy phép cho các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trong cả nước;
b) Sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực, nếu đơn vị được cấp Giấy phép không thực hiện việc sản xuất kênh chương trình thì Giấy phép không còn giá trị. Nếu muốn tiếp tục sản xuất kênh chương trình, đơn vị phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép, áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này.
5. Hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép
a) Trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích của kênh chương trình thì đơn vị có Giấy phép thực hiện hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này;
...
Như vậy, theo quy định, Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa là 10 (mười) năm kể từ ngày cấp, nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình của đơn vị được cấp Giấy phép.
Khi nào thì Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước không còn giá trị?
Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 06/2016/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước
...
4. Thời hạn Giấy phép
a) Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa 10 (mười) năm kể từ ngày cấp, nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình của đơn vị được cấp Giấy phép. Đơn vị có Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được chủ động cung cấp kênh chương trình sản xuất theo Giấy phép cho các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trong cả nước;
b) Sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực, nếu đơn vị được cấp Giấy phép không thực hiện việc sản xuất kênh chương trình thì Giấy phép không còn giá trị. Nếu muốn tiếp tục sản xuất kênh chương trình, đơn vị phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép, áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này.
5. Hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép
a) Trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích của kênh chương trình thì đơn vị có Giấy phép thực hiện hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực mà đơn vị được cấp Giấy phép không thực hiện việc sản xuất kênh chương trình thì Giấy phép không còn giá trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?