Giấy phép ngân hàng hợp tác xã khi chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được quy định như thế nào?
- Điều kiện để được cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã khi chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã khi chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gồm những thành phần nào?
- Trình tự, thủ tục, lệ phí cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã khi chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
- Giấy phép ngân hàng hợp tác xã gồm những nội dung gì?
Điều kiện để được cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã khi chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là gì?
Điều 15 Thông tư 31/2012/TT-NHNN quy định những điều kiện để được cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã gồm:
(1) Người quản lý, điều hành và thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tại thời điểm đề nghị chuyển đổi.
(2) Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(3) Có trụ sở chính, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ, thông tin đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng.
Giấy phép ngân hàng hợp tác xã khi chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã khi chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã gồm những yếu tố quy định tại Điều 16 Thông tư 31/2012/TT-NHNN:
(1) Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đề nghị Ngân hàng Nhà nuớc cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã;
(2) Điều lệ ngân hàng hợp tác xã đã được Đại hội thành viên đầu tiên thông qua;
(3) Biên bản họp Đại hội thành viên đầu tiên;
(4) Nghị quyết Đại hội thành viên đầu tiên thông qua, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
a) Thông qua Điều lệ ngân hàng hợp tác xã;
b) Kết quả bầu chính thức các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
c) Thông qua kế hoạch kinh doanh 3 năm đầu của ngân hàng hợp tác xã.
(5) Hồ sơ thành viên là quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm: Danh sách, địa điểm đặt trụ sở, số vốn góp.
(6) Hồ sơ thành viên là các pháp nhân khác không phải là Quỹ tín dụng nhân dân (nếu có): Danh sách, địa điểm đặt trụ sở, số vốn góp.
(7) Văn bản xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng hợp tác xã.
(8) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc ngân hàng hợp tác xã.
(9) Phương án kinh doanh 3 năm đầu được thông qua tại Đại hội thành viên đầu tiên.
Theo đó, để được cấp Giấy phép, hồ sơ cần đảm bảo có đầy đủ những thành phần nói trên.
Trình tự, thủ tục, lệ phí cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã khi chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
(1) Trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 17 Thông tư 31/2012/TT-NHNN:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức Đại hội thành viên đầu tiên, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Thông tư này gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện về Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp Giấy phép.
(2) Lệ phí cấp Giấy phép: Điều19 Thông tư 31/2012/TT-NHNN:
- Mức lệ phí cấp Giấy phép đối với ngân hàng hợp tác xã được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép, ngân hàng hợp tác xã phải nộp lệ phí tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
- Khoản lệ phí quy định tại khoản 1 Điều này không được khấu trừ vào vốn điều lệ và không được hoàn lại trong mọi trường hợp.
Giấy phép ngân hàng hợp tác xã gồm những nội dung gì?
Nội dung của giấy phép ngân hàng hợp tác xã được quy định cụ thể tại Điều 18 Thông tư 31/2012/TT-NHNN:
- Số Giấy phép; nơi cấp; ngày, tháng, năm cấp;
- Tên ngân hàng hợp tác xã:
+ Tên đầy đủ, tên viết tắt bằng tiếng Việt;
+ Tên đầy đủ, tên viết tắt bằng tiếng Anh (nếu có);
+ Tên giao dịch (nếu có).
- Địa điểm đặt trụ sở chính;
- Nội dung, phạm vi hoạt động;
- Địa bàn hoạt động;
- Vốn điều lệ;
- Thời hạn hoạt động.
Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nội dung, phạm vi hoạt động, địa bàn hoạt động, thời hạn hoạt động trong Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 Thông tư 31/2012/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?