Giấy phép hoạt động xây dựng là gì? Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi nào?
Giấy phép hoạt động xây dựng là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
10. Giấy phép hoạt động xây dựng là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
11. Thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design), sau đây gọi là thiết kế FEED, là bước thiết kế được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp xây dựng phục vụ lập hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo hợp đồng EPC hoặc theo yêu cầu đặc thù để triển khai bước thiết kế tiếp theo.
...
Như vậy, giấy phép hoạt động xây dựng là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giấy phép hoạt động xây dựng là gì? Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi nào? (hình từ internet)
Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi nào?
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).
2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
Như vậy, nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).
Lưu ý: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 104 Nghị định 15/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo Mẫu số 01 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
Tải về Mẫu số 01 Phụ lục IV
Tải về Mẫu số 04 Phụ lục IV
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
- Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu);
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
- Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình.
Giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực trong các trường hợp nào?
Thời hạn và lệ phí cấp Giấy phép hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 105 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hạn và lệ phí cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 104 Nghị định này xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 104 Nghị định này. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
2. Khi nhận Giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;
b) Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.
Như vậy, Giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;
- Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?