Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có được cấp khi doanh nghiệp không có trang thông tin điện tử?
- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có được cấp khi doanh nghiệp không có trang thông tin điện tử?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có yêu cầu GCN đăng ký doanh nghiệp không?
- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những nội dung gì?
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có được cấp khi doanh nghiệp không có trang thông tin điện tử?
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
d) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
đ) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Có trang thông tin điện tử.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định, doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện nêu trên, bao gồm có trang thông tin điện tử.
Như vậy, nếu doanh nghiệp không có trang thông tin điện tử thì không đáp ứng điều kiện được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có được cấp khi doanh nghiệp không có trang thông tin điện tử? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có yêu cầu GCN đăng ký doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 12 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp Giây phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Lệ phí cấp phép thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Chính phủ quy định về mẫu Giấy phép; mẫu văn bản, giấy tờ quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy phép qua mạng thông tin điện tử.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
Như vậy, theo quy định thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những nội dung gì?
Căn cứ Điều 11 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Giấy phép) có các nội dung chính sau đây:
a) Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép;
b) Tên doanh nghiệp;
c) Mã số doanh nghiệp;
d) Địa chỉ trụ sở chính;
đ) Số điện thoại;
e) Địa chỉ trang thông tin điện tử.
2. Giấy phép được điều chỉnh thông tin, cấp lại theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những nội dung chính như sau:
(1) Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép;
(2) Tnh nghiệp;
(4) Địa chỉ trụ sở chính;
(5) Số điện thoại;
(6) Địa chỉ trang thông tin điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?