Giấy phép hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội do Sở hay do phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp?
Giấy phép hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay là mẫu giấy phép nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về mẫu giấy phép hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Giấy phép hoạt động
1. Giấy phép hoạt động theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
b) Họ và tên người đứng đầu cơ sở;
c) Loại hình cơ sở;
d) Địa bàn hoạt động, các nhiệm vụ của cơ sở được cấp phép hoạt động.
2. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động, cơ sở phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép. Trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động.
3. Khi giấy phép hoạt động bị mất, bị hư hỏng thì cơ sở phải đề nghị cấp lại giấy phép.
Theo quy định trên thì mẫu giấy phép hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay là Mẫu số 08 tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP TẢI VỀ.
Trên giấy phép hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội sẽ thể hiện một số thông tin sau:
(1) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
(2) Họ và tên người đứng đầu cơ sở;
(3) Loại hình cơ sở;
(4) Địa bàn hoạt động, các nhiệm vụ của cơ sở được cấp phép hoạt động.
Giấy phép hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội do Sở hay do phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp? (Hình từ Internet)
Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động
Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Cơ sở trợ giúp xã hội công lập được thành lập theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này; cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
3. Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.
4. Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.
Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(2) Có phẩm chất đạo đức tốt;
(3) Không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
Giấy phép hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội do Sở hay do phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động như sau:
Thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan trung ương của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phương;
b) Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở có trụ sở tại địa phương do các tổ chức, cá nhân thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh, tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
Từ quy định trên thì tùy thuộc vào cơ quan, đơn vị thành lập cơ sở trợ giúp xã hội mà thẩm quyền cấp sẽ khác nhau, cụ thể:
(1) Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các trường hợp sau đây:
- Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan trung ương của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phương;
- Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
(2) Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở có trụ sở tại địa phương do các tổ chức, cá nhân thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?