Giấy khám sức khỏe của người lái xe được cấp theo luật cũ thì có cần đổi mới không? Có được tiếp tục sử dụng không?
Giấy khám sức khỏe của người lái xe được cấp theo luật cũ thì có cần đổi mới không? Có được tiếp tục sử dụng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy khám sức khỏe và sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy khám sức khỏe và sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.
2. Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe ban hành tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe bản giấy đã in, được tiếp tục sử dụng và phải tuân thủ hướng dẫn ghi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cơ sở in mới giấy khám sức khỏe phải tuân thủ mẫu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe ban hành tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe bản giấy đã in được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2025 và ghi bổ sung nội dung quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư số 32/2023/TT-BYT.
...
Như vậy, Giấy khám sức khỏe và sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe được cấp trước ngày 01/01/2025 (ngày Thông tư 36/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành) được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy khám sức khỏe và sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT (đã hết hiệu lực).
Cụ thể, Giấy khám sức khỏe có giá trị sử dụng trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký kết luận.
Trong đó, Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe ban hành tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT (đã hết hiệu lực) bản giấy đã in, được tiếp tục sử dụng và phải tuân thủ hướng dẫn ghi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT.
Lưu ý: Trường hợp cơ sở in mới giấy khám sức khỏe phải tuân thủ mẫu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT.
Giấy khám sức khỏe của người lái xe được cấp theo luật cũ thì có cần đổi mới không? Có được tiếp tục sử dụng không? (hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe theo luật mới nhất?
Xem và tải Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT, có dạng:
Tải về Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất
Hướng dẫn ghi đối với mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng như sau:
(1) Số: ........./GKSKLX/Mã Cơ sở khám chữa bệnh/Năm: Ghi số giấy khám theo quy tắc 5 (năm) số thứ tự tăng dần/GKSKLX/Mã CSKCB/Năm XX (VD: 00001/GKSKLX/34001/24).
(2) Số CCCD/CC/Hộ chiếu/Định danh công dân: Ghi số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Căn cước hoặc Hộ chiếu hoặc số Định danh công dân.
(3) Đề nghị khám sức khỏe để lái xe hạng: Ghi rõ hạng giấy phép lái xe đề nghị và ghi rõ cấp đổi hoặc cấp mới hoặc cấp lại.
(4) Kết luận: Ghi rõ kết luận về tình trạng sức khỏe để lái xe theo một trong các trường hợp sau:
+ Đủ điều kiện sức khỏe lái xe/điều khiển xe máy chuyên dùng hạng (ghi rõ hạng giấy phép lái xe).
+ Không đủ điều kiện sức khỏe lái xe/điều khiển xe máy chuyên dùng hạng (ghi rõ hạng giấy phép lái xe).
+ Đạt tiêu chuẩn sức khỏe lái xe/điều khiển xe máy chuyên dùng hạng (ghi rõ hạng giấy phép lái xe) nhưng yêu cầu khám lại (ghi cụ thể thời gian khám lại).
+ Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng A1 đối với người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
+ Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B đối với người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động có kết cấu phù hợp với tình trạng khuyết tật.
Quy trình khám sức khỏe đối với người lái xe theo quy định mới như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về quy trình khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng và khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:
- Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
- Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
+ Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
+ Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu theo quy định tại điểm a khoản này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT;
+ Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT;
+ Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
+ Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;
+ Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trợ giúp pháp lý là gì? Trợ giúp pháp lý có phải là trách nhiệm của Nhà nước không? Người được trợ giúp pháp lý gồm?
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với một số hoạt động chuyển giao nước thải đặc thù theo Nghị định 05/2025 ra sao?
- Top 6 mẫu viết đoạn văn tả về bố của em lớp 4 điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học đối với học sinh lớp 4?
- Về hưu bao nhiêu năm thì không còn xét danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú được nữa? Quyền lợi của người được tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú là gì?
- Nồng độ mol là gì? Công thức tính nồng độ mol? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần phản ứng hoá học?