Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển được quy định như thế nào? Dựa vào đâu để biết được tàu nào cần những giấy tờ gì cho phù hợp?
Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển được quy định như thế nào?
Điều 34 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển như sau:
(1) Tàu biển phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bản chính của các giấy chứng nhận này phải mang theo tàu trong quá trình tàu hoạt động. Trường hợp giấy chứng nhận được cấp theo phương thức điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển Việt Nam.
(2) Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được kéo dài thêm nhiều nhất là 90 ngày, nếu tàu biển thực sự không có điều kiện đến nơi được chỉ định để kiểm định và điều kiện kỹ thuật của tàu biển trong thực tế vẫn bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Thời hạn được kéo dài này kết thúc ngay khi tàu biển đến cảng được chỉ định để kiểm định.
(3) Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mất hiệu lực nếu tàu biển có những thay đổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
(4) Trường hợp có căn cứ cho rằng tàu biển không bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải có quyền tạm đình chỉ hoạt động của tàu biển, tự mình hoặc yêu cầu tổ chức đăng kiểm Việt Nam kiểm định kỹ thuật của tàu biển.
Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển
Giấy chứng nhận dung tích tàu biển dùng để làm gì?
Điều 35 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về Giấy chứng nhận dung tích tàu biển như sau:
(1) Tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải có Giấy chứng nhận dung tích tàu biển do tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đo dung tích tàu biển có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Giấy chứng nhận dung tích tàu biển phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của Giấy chứng nhận dung tích tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tự mình hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan quyết định tiến hành kiểm tra lại dung tích tàu biển. Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp với Giấy chứng nhận dung tích tàu biển thì chủ tàu phải thanh toán chi phí liên quan đến việc kiểm tra lại dung tích tàu biển. Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với Giấy chứng nhận dung tích tàu biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự quyết định kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm tra phải chịu chi phí liên quan đến việc kiểm tra lại dung tích tàu biển.
Theo đó, tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải có Giấy chứng nhận dung tích tàu biển do tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đo dung tích tàu biển có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định pháp luật.
Danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển Việt Nam
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 55/2019/TT-BGTVT quy định danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, tàu biển công vụ Việt Nam quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 55/2019/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
+ Giấy chứng nhận phân cấp
+ Giấy chứng nhận dung tích
+ Giấy chứng nhận mạn khô
+ Giấy chứng nhận về phòng ngừa ô nhiễm dầu
+ Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải
+ Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí
+ Giấy chứng nhận quốc tế ngăn ngừa ô nhiễm không khí của động cơ
+ Giấy chứng nhận quốc tế sử dụng năng lượng hiệu quả
+ Giấy chứng nhận thử thiết bị nâng, Giấy chứng nhận quản lý an toàn
+ Giấy chứng nhận phù hợp (bản sao)
+ Giấy chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền hoặc Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền
+ Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển, Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu
+ Giấy chứng nhận lao động hàng hải, Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I
+ Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần II, Giấy chứng nhận quốc tế về hệ thống chống hà
+ Bản công bố hệ thống chống hà, Giấy chứng nhận phù hợp cho hệ thống chống hà của tàu
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
+ Giấy chứng nhận phù hợp thiết bị LRIT
+ Giấy chứng nhận phù hợp quản lý nước dằn
+ Bản công bố báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu
+ Giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
Căn cứ vào tuyến hoạt động và kích thước tàu lớn hay tàu nhỏ mà cần có các giấy tờ phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?