Giấy chứng nhận lưu hành tự do trong Luật Quản lý ngoại thương là gì? Trên giấy chứng nhận bao gồm những nội dung gì? Quy trình cấp giấy chứng nhận đối với hàng hóa xuất khẩu như thế nào?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do trong Luật Quản lý ngoại thương là gì?
Căn cứ Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về khái niệm giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau:
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale viết tắt là CFS) là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do trong Luật Quản lý ngoại thương là gì? Trên giấy chứng nhận bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định về Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) như sau:
- Cơ quan cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương:
+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị Định 69/2018/NĐ-CP quy định về nội dung trên giấy chứng nhận CFS phải có tối thiểu các thông tin sau:
+ Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
+ Số, ngày cấp CFS.
+ Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
+ Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
+ Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
+ Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
+ Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đối với hàng hóa xuất khẩu như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị Định 69/2018/NĐ-CP quy định về quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
+ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
+ Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
+ Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
- Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.
+ Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
Trên đây là những quy định pháp luật về quản lý ngoại thương liên quan đến giấy chứng nhận lưu hành mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?