Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu được thể hiện bằng ngôn ngữ nào?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) gồm có những gì?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do được quy định tại Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Giấy chứng nhận lưu hành tự do
1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.
Theo đó, Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bao gồm:
- Giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do;
- Các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) gồm có những gì? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu thể hiện bằng ngôn ngữ nào?
Ngôn ngữ thể hiện trên Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
1. Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu theo các quy định sau:
a) Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.
b) Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp CFS theo mẫu CFS do nước đó quy định, cơ quan cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS.
...
Như vậy, theo quy định thì giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
(2) Số, ngày cấp CFS.
(3) Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
(4) Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
(5) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
(6) Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
(7) Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp CFS theo mẫu CFS do nước đó quy định, cơ quan cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS.
Quy trình cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu gồm mấy bước?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì quy trình cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu gồm các bước sau đây:
Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Bước 2: Cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định.
Thương nhân phải hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan cấp CFS cấp CFS cho thương nhân không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Lưu ý:
- Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
- Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.
- Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?