Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có phải là căn cứ để doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển không?
- Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có phải là căn cứ để doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển không?
- Doanh nghiệp không hoạt động trong bao lâu thì bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao?
- Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào?
Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có phải là căn cứ để doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg về hiệu lực của Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao như sau:
Hiệu lực của Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
1. Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu lực 5 năm (năm năm) kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao là căn cứ để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Công nghệ cao và các ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 18 Luật Công nghệ cao 2008 có quy định về doanh nghiệp công nghệ cao như sau:
Doanh nghiệp công nghệ cao
...
2. Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao là căn cứ để doanh nghiệp được hỗ trợ kinh thí đầu tạo, nghiên cứu và phát triển.
Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có phải là căn cứ để doanh nghiệp được hỗ trợ kinh thí đầu tạo, nghiên cứu và phát triển không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp không hoạt động trong bao lâu thì bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao?
Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg về thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao mà doanh nghiệp không hoạt động;
b) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao;
c) Vi phạm một trong các điều cấm của Luật Công nghệ cao;
d) Không còn đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Công nghệ cao trong quá trình hoạt động.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao của doanh nghiệp vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, nếu doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp được pháp luật quy định nêu trên thì doanh nghiệp đó sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
Như vậy, doanh nghiệp không hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao bao gồm các bước như sau:
- Việc công nhận doanh nghiệp công nghệ cao được thực hiện dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ được lập thành 02 bộ, trong đó có 01 một bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ phô tô, bao gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao theo mẫu quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Bản thuyết minh doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Công nghệ cao 2008.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan để làm rõ những vấn đề nêu trong hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
- Mẫu Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?