Giáo viên mầm non dạy tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì trong thời gian nghỉ hè có được hưởng phụ cấp thu hút không?
- Giáo viên mầm non dạy tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì trong thời gian nghỉ hè có được hưởng phụ cấp thu hút không?
- Mức hưởng phụ cấp thu hút của giáo viên mầm non tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ hè được tính như thế nào?
- Giáo viên mầm non tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ hè ngoài phụ cấp thu hút thì được hưởng phụ cấp gì khác không?
Giáo viên mầm non dạy tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì trong thời gian nghỉ hè có được hưởng phụ cấp thu hút không?
Tại Điều 5 Quy định Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) thì thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm như sau:
- Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
+ 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
+ 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
- Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
+ 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
+ 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
- Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
+ 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
+ 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.
- Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
+ Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
+ Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Như vậy, giáo viên mầm non nghỉ hè vẫn được hưởng phụ cấp thu hút.
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Mức hưởng phụ cấp thu hút của giáo viên mầm non tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ hè được tính như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về phụ cấp thu hút như sau: Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Giáo viên mầm non tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong thời gian nghỉ hè ngoài phụ cấp thu hút thì được hưởng phụ cấp gì khác không?
Theo Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, quy định như sau:
- Nghị định này quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm: Phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục.
- Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
+ Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
+ Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài phụ cấp thu hút thì được hưởng phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?