Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng muốn gặp người thân của học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng đúng không?
Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng muốn gặp người thân của học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng đúng không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định về những việc Giáo viên chủ nhiệm không được làm như sau:
Những việc Giáo viên chủ nhiệm không được làm
1. Vay, mượn, xin, mua, bán, trao đổi tiền, đồ vật của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào; nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất từ học sinh hoặc thân nhân của học sinh.
2. Tiếp xúc, gặp gỡ thân nhân của học sinh nhằm mục đích vụ lợi. Trường hợp tiếp xúc với thân nhân học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp hoặc phòng tiếp công dân của trường giáo dưỡng.
3. Cho học sinh sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trái quy định, để cho học sinh tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm.
4. Có lời nói, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, phân biệt đối xử với học sinh không đúng quy định.
5. Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến học sinh.
Theo quy định trên, giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng muốn gặp người thân của học sinh để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng và phải tiếp xúc tại nhà thăm gặp hoặc phòng tiếp công dân của trường giáo dưỡng.
Trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)
Khi giáo dục học sinh thì giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định về nhiệm vụ giáo dục học sinh như sau:
Nhiệm vụ giáo dục học sinh
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đối với tổ, đội học sinh, từng học sinh phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, đặc điểm nhân thân và diễn biến tư tưởng của học sinh.
2. Hướng dẫn học sinh đăng ký thi đua; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua.
3. Hằng tuần, gặp gỡ học sinh ít nhất 02 lần trở lên để nắm bắt diễn biến tâm lý, kịp thời động viên, tư vấn, giáo dục để học sinh yên tâm chấp hành quyết định; quan tâm thăm hỏi, chăm sóc học sinh ốm đau hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. Mỗi tháng phải giáo dục, tư vấn cho ít nhất 1/3 số học sinh trong Đội hoặc Tổ mình phụ trách. Mỗi tuần phải tổ chức 01 buổi sinh hoạt tập thể Đội hoặc Tổ học sinh, việc tổ chức sinh hoạt Đội hoặc Tổ phải ghi chép vào sổ.
4. Nghiên cứu, hướng dẫn, giải thích cho học sinh các quy định liên quan đến học sinh trường giáo dưỡng; phối hợp tuyên truyền thời sự, chính sách, pháp luật, giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, lịch sử truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, bản lĩnh, ý chí cho học sinh. Phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình.
5. Định kỳ tuần, tháng, quý, năm hoặc khi có yêu cầu, tổ chức sinh hoạt tổ, đội học sinh do mình phụ trách để kiểm điểm, đánh giá kết quả rèn luyện, học tập, lao động của tập thể và từng học sinh; tổ chức họp bình xét, xếp loại thi đua, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành quyết định cho học sinh; đồng thời, dự kiến kế hoạch quản lý, giáo dục thời gian tiếp theo.
6. Trường hợp học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm lập biên bản, báo cho chỉ huy Đội để báo cáo Hiệu trưởng; đồng thời, phối hợp với các đội nghiệp vụ thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, ghi lời tường trình, tự thuật của người vi phạm và những người có liên quan và đề xuất hình thức xử lý theo quy định.
7. Trong thời hạn 10 ngày trước khi học sinh chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá, nhận xét quá trình chấp hành quyết định, phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan hoàn thiện thủ tục cho học sinh ra trường theo quy định.
8. Hai tháng trước khi học sinh hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với cán bộ phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ đề xuất Hiệu trưởng tổ chức cho học sinh đó học chương trình giáo dục dành cho học sinh sắp ra trường, thông báo cho cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định.
Theo đó, Khi giáo dục học sinh thì giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng là gì?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 42/2022/TT-BCA về quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm như sau:
Quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm
1. Giáo viên chủ nhiệm trong khi làm nhiệm vụ được áp dụng các biện pháp chuyên môn theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để quản lý, giáo dục học sinh.
2. Định kỳ 01 năm một lần tổ chức Đại hội học sinh, lựa chọn, giới thiệu học sinh thuộc Đội hoặc Tổ do mình phụ trách để bầu vào Ban tự quản học sinh; đề xuất bãi miễn thành viên Ban tự quản thuộc Đội hoặc Tổ học sinh khi học sinh đó vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do chính đáng khác và làm báo cáo đề xuất với Đội nghiệp vụ có liên quan trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban tự quản theo định kỳ 01 năm 01 lần hoặc trong trường hợp cần thiết.
3. Phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; kiểm duyệt thư, quà khi học sinh nhận, gửi.
4. Phối hợp với các đội nghiệp vụ đề xuất hoặc tham gia các cuộc họp xét, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho học sinh do mình phụ trách.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có những quyền hạn được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?