Giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề dịch vụ kế toán?
- Giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề dịch vụ kế toán?
- Trường hợp kế toán viên tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức cho kế toán viên thì được tính giờ cập nhật kiến thức thế nào?
- Hồ sơ về giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên có cần lưu trữ không?
Giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề dịch vụ kế toán?
Điều kiện đối với giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên được quy định tại Điều 8 Thông tư 292/2016/TT-BTC như sau:
Giảng viên tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức
Giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
1. Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm hành nghề dịch vụ kế toán.
2. Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm công tác, nghiên cứu, giảng dạy liên quan tới nội dung cập nhật kiến thức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
3. Đang hoặc đã từng là thành viên của ban soạn thảo chuẩn mực kế toán.
Như vậy, theo quy định, giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm hành nghề dịch vụ kế toán.
Giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề dịch vụ kế toán? (Hình từ Internet)
Trường hợp kế toán viên tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức cho kế toán viên thì được tính giờ cập nhật kiến thức thế nào?
Trường hợp kế toán viên tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 292/2016/TT-BTC như sau:
Tính giờ cập nhật kiến thức
1. Kế toán viên tham gia học cập nhật kiến thức được tính giờ cập nhật kiến thức theo tỷ lệ 1 giờ học bằng 1 giờ cập nhật kiến thức. Thời lượng được tính giờ cập nhật kiến thức không quá 04 giờ/buổi học và không quá 08 giờ/ngày học.
2. Kế toán viên tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức cho kế toán viên được tính giờ cập nhật kiến thức theo tỷ lệ 1 giờ giảng bằng 1,5 giờ cập nhật kiến thức. Thời lượng được tính giờ giảng không quá 04 giờ/buổi giảng và không quá 08 giờ/ngày giảng.
3. Số giờ cập nhật kiến thức của kế toán viên tham gia học tại các lớp học do tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán tổ chức chỉ được tính tối đa là 20 giờ/1 năm.
4. Kế toán viên tham gia học các lớp cập nhật kiến thức do hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo phối hợp với các đơn vị, tổ chức khác tổ chức thì được tính giờ cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo là đơn vị chủ trì tổ chức các lớp học cập nhật kiến thức đó.
5. Kế toán viên tham gia học cập nhật kiến thức tại tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán mà mình là hội viên được tính giờ cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu:
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp kế toán viên tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức cho kế toán viên thì được tính giờ cập nhật kiến thức theo tỷ lệ 1 giờ giảng bằng 1,5 giờ cập nhật kiến thức.
Thời lượng được tính giờ giảng không quá 04 giờ/buổi giảng và không quá 08 giờ/ngày giảng.
Hồ sơ về giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên có cần lưu trữ không?
Hồ sơ về giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 292/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2020/TT-BTC) như sau:
Lưu trữ hồ sơ cập nhật kiến thức cho kế toán viên
1. Hồ sơ về tổ chức cập nhật kiến thức phải được lưu trữ gồm:
a) Bản đăng ký tổ chức cập nhật kiến thức cho kế toán viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/CNKT và văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02/CNKT ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách tham gia lớp học cập nhật kiến thức theo mẫu tại Phụ lục số 002 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Tài liệu liên quan đến lớp học cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
d) Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức kế toán viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04/CNKT ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bảng theo dõi điểm danh có chữ ký của từng học viên tham gia học;
e) Kế hoạch, chương trình cập nhật kiến thức cho năm sau theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06/CNKT ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Hồ sơ về giảng viên các lớp học, gồm: Họ và tên, học hàm, học vị, bằng cấp chuyên môn, số chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên (nếu có), chức vụ, quá trình và đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email, hợp đồng giảng dạy.
2. Hồ sơ về tổ chức cập nhật kiến thức cho kế toán viên phải được lưu trữ tối thiểu 05 năm kể từ năm thực hiện.
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ về giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học cập nhật kiến thức cho kế toán viên phải được lưu trữ.
Các thông tin được lưu giữ bao gồm:
- Họ và tên;
- Học hàm, học vị, bằng cấp chuyên môn;
- Số chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên (nếu có);
- Chức vụ, quá trình và đơn vị công tác;
- Địa chỉ liên hệ, điện thoại, email, hợp đồng giảng dạy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?