Giảng viên dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có bắt buộc là giảng viên cơ hữu không?
Giảng viên cơ hữu được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT quy định về giảng viên cơ hữu như sau:
Giảng viên cơ hữu
Giảng viên cơ hữu là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do nhà trường trả lương và chi trả các khoản thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
Theo đó, giảng viên cơ hữu là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.
Giảng viên cơ hữu do nhà trường trả lương và chi trả các khoản thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
Giảng viên dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có bắt buộc là giảng viên cơ hữu không?
Theo Điều 6 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Điều kiện dự thi
1. Điều kiện giảng viên dự thi:
a) Là giảng viên cơ hữu của trường theo quy định hiện hành;
b) Bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên quy định trong các văn bản hiện hành;
c) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
d) Không bị xử lý về vi phạm pháp luật, kỷ luật trong thời gian 02 năm liền kề trước đó tính đến thời điểm dự thi;
đ) Đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ tham dự Hội thi được quy định tại khoản 2 Điều 12 của Điều lệ này;
2. Điều kiện khác do Ban Tổ chức Hội thi quy định.
Căn cứ trên quy định điều kiện giảng viên dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc như sau:
- Là giảng viên cơ hữu của trường theo quy định hiện hành;
- Bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên quy định trong các văn bản hiện hành;
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
- Không bị xử lý về vi phạm pháp luật, kỷ luật trong thời gian 02 năm liền kề trước đó tính đến thời điểm dự thi;
- Đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ tham dự Hội thi được quy định tại khoản 2 Điều 12 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022;
Và các điều kiện khác do Ban Tổ chức Hội thi quy định.
Như vậy, một trong các điều kiện để giảng viên dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc bắt buộc là giảng viên cơ hữu.
Giảng viên dự thi Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc có bắt buộc là giảng viên cơ hữu không? (Hình từ Internet)
Hình thức khen thưởng đối với giảng viên đạt giải tại Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc là gì?
Theo điểm c khoản 1 Điều 21 Điều lệ Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Khen thưởng và kỷ luật
1. Khen thưởng
a) Giảng viên dược công nhận là giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm của Hội thi được cấp Giấy chứng nhận giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm cấp toàn quốc;
b) Tập thể, cá nhân đạt giải Nhất tại Hội thi được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Giảng viên đạt giải được cấp giấy chứng nhận đạt giải tại Hội thi.
2. Kỷ luật
a) Thí sinh vi phạm Điều lệ Hội thi, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
- Khiển trách, tiếp tục cho thi nhưng hạ kết quả môn thi đó xuống một cấp hoặc đình chỉ thi nội dung đó;
- Cảnh cáo và đình chỉ tất cả các nội dung thi.
Việc trừ điểm, hạ cấp kết quả thi do Trưởng tiểu Ban Giám khảo quyết định. Việc đình chỉ thi và xử lý các hình thức kỷ luật nêu trên do Trưởng Ban giám khảo quyết định. Các trường hợp vi phạm được lập biên bản và báo cáo kịp thời với Ban giám khảo; trường hợp người dự thi không ký thi toàn bộ giám khảo của tiểu ban chấm thi ký và ghi rõ người dự thi không ký;
b) Đối với thành phần khác vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định do Ban Tổ chức quyết định;
c) Các vi phạm ngoài quyền hạn của Ban Tổ chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì giảng viên đạt giải tại Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc sẽ được cấp giấy chứng nhận đạt giải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?