Giảng viên đào tạo liên tục cho cán bộ y tế phải đáp ứng những yêu cầu gì? Phải có kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu là bao lâu?
Giảng viên đào tạo liên tục cho cán bộ y tế phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 22/2013/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BYT) quy định về giảng viên đào tạo liên tục cho cán bộ y tế như sau
Giảng viên đào tạo liên tục
Các khóa đào tạo liên tục phải bố trí đủ giảng viên đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu sau đây:
1. Có kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 24 tháng liên tục đến thời điểm giảng dạy phù hợp với chuyên ngành giảng dạy; trình độ chuyên môn của người giảng dạy không được thấp hơn trình độ của học viên tham gia khóa đào tạo.
2. Giảng viên đào tạo thực hành lâm sàng phải có chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chương trình, đối tượng đào tạo liên tục.
3. Giảng viên đào tạo liên tục phải được đào tạo về phương pháp dạy - học y học theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với giảng viên đào tạo thực hành lâm sàng phải được bồi dưỡng về phương pháp dạy - học lâm sàng theo quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Như vậy, giảng viên đào tạo liên tục cho cán bộ y tế cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn được yêu cầu trên đây. Trong đó yêu cầu giảng viên đào tạo liên tục phải có kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 24 tháng liên tục đến thời điểm giảng dạy phù hợp với chuyên ngành giảng dạy.
Đào tạo liên tục dành cho cán bộ y tế (Hình từ Internet)
Quy trình để xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục dành cho cán bộ y tế được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BYT) thì quy định xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục dành cho cán bộ y tế được thực hiện như sau:
Bước 01: Xác định nhu cầu, nội dung đào tạo
Cơ sở đào tạo tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu của người học và nội dung đào tạo để xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo;
Bước 02: Thành lập Ban soạn thảo chương trình và tài liệu đào tạo liên tục
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục quyết định thành lập Ban soạn thảo chương trình và tài liệu đào tạo liên tục.
- Số lượng và tiêu chuẩn thành viên Ban soạn thảo do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn thành viên tham gia Ban soạn thảo có trình độ không được thấp hơn trình độ của chương trình đào tạo xây dựng;
Bước 03: Tổ chức xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục
- Ban soạn thảo chương trình và tài liệu đào tạo liên tục xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Thông tư này;
Bước 04: Thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục thành lập Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục.
- Hội đồng thẩm định có tối thiểu 05 thành viên gồm Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 ủy viên kiêm thư ký và các ủy viên khác. Trong đó, thành viên Hội đồng thẩm định không được là thành viên Ban soạn thảo chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và có trình độ không được thấp hơn trình độ của chương trình đào tạo xây dựng;
Bước 05: Ban hành chương trình và tài liệu đào tạo liên tục
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục ký quyết định ban hành chương trình và tài liệu đào tạo liên tục sau khi được Hội đồng thẩm định quy định tại điểm d Khoản này đánh giá đạt yêu cầu; công bố công khai chương trình và tài liệu đào tạo liên tục trên Trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Chương trình đào tạo liên tục dành cho cán bộ y tế phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BYT), chương trình đào tạo liên tục cho cán bộ y tế cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Chương trình đào tạo liên tục xây dựng theo hướng dẫn tại Mục A Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Chương trình đào tạo liên tục phải được rà soát, cập nhật liên tục bảo đảm tính khoa học và phù hợp với nhu cầu thực tiễn;
- Đối với chương trình đào tạo liên tục thuộc lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được giao cho cơ sở đào tạo liên tục hoặc phù hợp với trình độ đào tạo các ngành, chuyên ngành đã được phép đào tạo của cơ sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?