Giám sát phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều trị cần đảm bảo thực hiện các công việc gì?

Tôi muốn hỏi liên quan đến phản ứng có hại của thuốc (ADR), trong việc giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị cần đảm bảo thực hiện các công việc gì vậy ạ? Và các đối tượng người bệnh nào sẽ có nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại của thuốc (ADR)? Tư vấn giúp tôi. Chị Thiên Ân (Hà Giang) đặt câu hỏi.

Phản ứng có hại của thuốc (ADR) được hiểu như thế nào?

Theo chương trình giám sát thuốc của Tổ chức Y tế thế giới có đưa ra một định nghĩa về phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR), cụ thể như sau (WHO, 1972):

Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng độc hại, không được định trước, xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh hoặc nhằm thay đổi một chức năng sinh lý. Định nghĩa này không bao gồm các trường hợp thất bại trị liệu, quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ và sai sót trong trị liệu

Bên cạnh đó, phản ứng có hại của thuốc có thể dự đoán được, kiểm soát được hoặc không thể dự đoán được; nó có thể xảy ra thường xuyên hoặc không thường xuyên đối với một thuốc hay nhiều thuốc mà hậu quả của nó có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng.

Việc phát hiện nhanh những phản ứng có hại phụ thuộc vào thời gian xử trí và công tác tổ chức hệ thống Cảnh giác Dược.

Như vậy, có thể hiểu rằng, ADR là một tên gọi chung cho mọi tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc đúng liều.

 giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR)

Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) (Hình từ Internet)

Các công việc nào cần phải thực hiện trong việc giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định như sau:

Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
1. Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các sai sót trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn chẩn đoán, kê đơn của thầy thuốc, chuẩn bị và cấp phát thuốc của dược sĩ, thực hiện y lệnh và hướng dẫn sử dụng của điều dưỡng, sự tuân thủ điều trị của người bệnh nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị.
2. Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị.
a) Xây dựng quy trình sử dụng thuốc, tổ chức giám sát chặt chẽ việc sử dụng các thuốc có nguy cơ cao xuất hiện ADR và việc sử dụng thuốc trên các đối tượng người bệnh có nguy cơ cao xảy ra ADR theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức hội chẩn, thảo luận và đánh giá để đi đến kết luận cho hướng xử trí và đề xuất các biện pháp dự phòng trong trường hợp xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng, các sai sót trong điều trị tại bệnh viện;
c) Làm báo cáo định kỳ hằng năm, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và gửi Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc về ADR và các sai sót trong điều trị ở bệnh viện.
3. Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện:
a) Đối với ADR gây tử vong, đe dọa tính mạng, ADR xảy ra liên tiếp với một sản phẩm thuốc hay ADR với các thuốc mới đưa vào sử dụng trong bệnh viện:
- Báo cáo ADR với Khoa Dược để Khoa Dược trình thường trực Hội đồng và báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc;
- Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị thu thập thông tin, đánh giá ADR và phản hồi kết quả cho cán bộ y tế và Khoa Dược để Khoa Dược báo cáo bổ sung (nếu có) lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
b) Đối với ADR khác: khuyến khích cán bộ y tế báo cáo, khoa Dược tổng hợp và gửi báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
4. Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót trong sử dụng thuốc để kịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn.
5. Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị và các qui trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc ghi nhận được tại bệnh viện.
6. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc.

Như vậy, những công việc cần phải thực hiện trong giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị:

- Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các sai sót trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện

- Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị.

- Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện

- Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót trong sử dụng thuốc để kịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn

- Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị và các qui trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc ghi nhận được tại bệnh viện.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc.

Các đối tượng người bệnh nào sẽ có nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại của thuốc (ADR)?

Cụ thể tại Mục I Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về danh sách đối tượng người bệnh và thuốc có nguy cơ cao xảy ra ADR như sau:

Một số đối tượng người bệnh có nguy cơ cao xảy ra ADR
1. Người bệnh mắc đồng thời nhiều bệnh.
2. Người bệnh sử dụng nhiều thuốc, kéo dài.
3. Người bệnh cao tuổi, bệnh nhi.
4. Người bệnh được điều trị bằng các thuốc có nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại.
5. Người bệnh được điều trị bằng các thuốc có khoảng điều trị hẹp hoặc có tiềm ẩn nhiều tương tác thuốc.
6. Người bệnh có rối loạn chức năng gan, thận.
7. Người bệnh có yếu tố cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh tự miễn.
8. Người bệnh có tiền sử dị ứng, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn hoặc dị ứng không rõ nguyên nhân.
9. Người nghiện rượu.
10. Phụ nữ mang thai, cho con bú.

Như vậy, hiện nay bao gồm 10 đối tượng người bệnh sẽ có nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại của thuốc (ADR) được nêu cụ thể theo Mục I Phụ lục 8 trên.

Phản ứng có hại của thuốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh là thực hiện các hoạt động gì?
Pháp luật
Phản ứng có hại của thuốc là gì? Hoạt động dược lâm sàng có nội dung tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc không?
Pháp luật
Nhóm thuốc nào có nguy cơ cao gây ra phản ứng có hại của thuốc (ADR) cho người bệnh? Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện thực hiện những gì?
Pháp luật
Giám sát phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều trị cần đảm bảo thực hiện các công việc gì?
Pháp luật
Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược thì việc tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc và tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc là những công việc gì?
Pháp luật
Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược của cơ sở khám bệnh chữa bệnh, khi tham gia theo dõi giám sát phản ứng có hại của thuốc cần lưu ý những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phản ứng có hại của thuốc
2,822 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phản ứng có hại của thuốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phản ứng có hại của thuốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào