Giám sát giao dịch đặc biệt, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp như thế nào theo quy định pháp luật?
Đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt trong trường hợp nào?
Đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Giám sát một số giao dịch đặc biệt
1. Đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt sau đây:
a) Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ;
b) Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.
...
Theo đó, đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt trong trường hợp sau đây:
- Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ;
- Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.
Giám sát giao dịch đặc biệt, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Giám sát giao dịch đặc biệt, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp như thế nào?
Giám sát một số giao dịch đặc biệt được quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Giám sát một số giao dịch đặc biệt
1. Đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt sau đây:
a) Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ;
b) Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.
2. Để giám sát giao dịch đặc biệt, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 của Luật này; kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch; trường hợp có nghi ngờ, đối tượng báo cáo phải xem xét, phân tích, báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.
Viện dẫn tới điểm c khoản 2 Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền
...
2. Đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng theo quy định sau đây:
...
c) Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài các biện pháp quy định tại điểm b khoản này, đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.
...
Theo đó, để giám sát giao dịch đặc biệt, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.
Trường hợp có nghi ngờ, đối tượng báo cáo phải xem xét, phân tích, báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.
Lưu ý:
Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền được quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
- Căn cứ kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, đối tượng báo cáo xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền.
+ Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm cả việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng.
- Đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng theo quy định sau đây:
- Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, đối tượng báo cáo có thể thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng;
- Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình, đối tượng báo cáo phải nhận biết khách hàng quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;
- Đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài các biện pháp quy định tại điểm b khoản này, đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.
Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp là giao dịch như thế nào?
Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp được quy định tại Điều 8 Nghị định 19/2023/NĐ-CP như sau:
Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp
1. Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo.
2. Giao dịch phức tạp là giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.
Theo đó, giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp có thể hiểu như sau:
- Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo.
- Giao dịch phức tạp là giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diễn văn khai mạc Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025? Tải hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ?
- Mẫu biểu Thông tư 80? Tải về toàn bộ mẫu biểu Thông tư 80 mới nhất? Thông tư 80 quy định những gì?
- Cách tính hưởng chính sách đối với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Thông tư 01/2025/TT-BNV?
- Hướng dẫn xem danh sách phản ánh vi phạm giao thông đã gửi trên VneTraffic? Các lỗi vi phạm bị tạm giữ xe ô tô 2025?
- Danh sách kết quả thi tuyển công chức TAND TPHCM vòng 2? Xem chi tiết danh sách kết quả thi tuyển công chức TAND TPHCM vòng 2?