Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được tổ chức thực hiện theo những phương pháp nào? Nội dung giám sát sẽ gồm những gì?
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được tổ chức thực hiện theo những phương pháp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức tổ chức giám sát
1. Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát sau.
2. Quý IV năm trước, Bộ Tài chính lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, công bố trước ngày 31 tháng 01 hằng năm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã được công bố.
3. Chế độ báo cáo:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm trước gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 hàng năm. Nội dung Báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Bộ Tài chính lập Báo cáo giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm trước, báo cáo Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
4. Trường hợp phát hiện vi phạm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phạm vi đầu tư vốn, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được tổ chức thực hiện theo những phương pháp sau:
- Giám sát trực tiếp;
- Giám sát gián tiếp;
- Giám sát trước;
- Giám sát trong;
- Giám sát sau.
Trong đó tập trung vào phương thức giám sát trước và giám sát sau.
Giám sát đầu tư vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Mục đích của việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
1. Đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
2. Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
3. Giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.
4. Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
5. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Như vậy việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhằm mục đích như quy định trên.
Việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung giám sát
1. Nội dung giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 51 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính quy định biểu mẫu để thực hiện các nội dung giám sát nêu tại Khoản 1 Điều này.
Và căn cứ theo Điều 51 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
1. Việc ban hành chính sách, pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
2. Việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi quy định tại Luật này.
3. Việc xác định vốn đầu tư, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
4. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
5. Việc quyết định chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
6. Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Như vậy việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp gồm những nội dung sau:
- Việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi quy định tại Luật này.
- Việc xác định vốn đầu tư, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
- Việc quyết định chủ trương đầu tư, trình tự, thủ tục quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
- Việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?