Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Tổ chức, cá nhân nào có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng?
- Nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một giống cây trồng được nộp vào cùng một ngày thì cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào?
Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 150/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC cụ thể như sau:
Số TT | Tên phí, lệ phí | Mức thu |
6 | a) Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp | Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại điểm 1 Mục I Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp. |
6 | b) Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ | Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại điểm 2 Mục I Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC. |
6 | c) Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp | Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại điểm 3 Mục I Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 207/2016/TT-BTC. |
... | .... | .... |
Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng 50% mức thu lệ phí theo quy định tại điểm 2 Mục I Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 207/2016/TT-BTC.
Như vậy, mức lệ phí áp dụng đối với nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024 là 50.000 (đồng).
Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân nào có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng?
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng được quy định tại khoản 2 Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Đăng ký quyền đối với giống cây trồng
1. Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng (sau đây gọi là người đăng ký) bao gồm:
a) Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng bao gồm:
- Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022;
- Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
Nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một giống cây trồng được nộp vào cùng một ngày thì cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào?
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng được quy định tại Điều 166 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng
1. Trường hợp có từ hai người trở lên độc lập nộp đơn đăng ký bảo hộ vào các ngày khác nhau cho cùng một giống cây trồng thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người đăng ký hợp lệ sớm nhất.
2. Trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một giống cây trồng được nộp vào cùng một ngày thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người nào đứng tên nộp một đơn duy nhất theo sự thoả thuận của tất cả những người đăng ký; nếu những người đăng ký không thoả thuận được thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sẽ xem xét để cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng trên cơ sở xác định người đầu tiên đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó.
Theo đó, trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một giống cây trồng được nộp vào cùng một ngày thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người nào đứng tên nộp một đơn duy nhất theo sự thoả thuận của tất cả những người đăng ký;
Nếu những người đăng ký không thoả thuận được thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sẽ xem xét để cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng trên cơ sở xác định người đầu tiên đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm hay, chi tiết?
- Tổng hợp 02 mẫu phiếu nhận xét chi ủy nơi cư trú mới nhất chuẩn Hướng dẫn 33? Đối tượng sử dụng 02 mẫu phiếu nhận xét chi ủy nơi cư trú?
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng người lao động mới nhất? Tải về mẫu phiếu đánh giá xếp loại?
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?