Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện phải là người có trình độ đại học đúng không?
- Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện phải có trình độ đại học đúng không?
- Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm đúng không?
- Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện phải có trình độ đại học đúng không?
Tiêu chuẩn của Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 9 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn của Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện như sau:
Tiêu chuẩn và thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc
1. Giám đốc, phó giám đốc Trung tâm phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Tại khoản 2 Điều 13 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về tiêu chuẩn của Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp như sau:
Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp
...
2. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
d) Có đủ sức khỏe.
Như vậy, căn cứ các quy định trên thì một trong các tiêu chuẩn của Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
Do đó, để được làm Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện thì không bắt buộc phải có trình độ đại học.
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm đúng không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc
Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, đại diện cho Trung tâm trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động và điều hành tổ chức, bộ máy của Trung tâm, có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau:
Theo đó, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện là người đại diện cho Trung tâm trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động và điều hành tổ chức, bộ máy của Trung tâm.
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Tại khoản 1, 2 Điều 10 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH quy định Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các quy định sau:
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng của Trung tâm;
- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của Trung tâm và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Xây dựng quy định về: Số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động theo quy định của pháp luật;
- Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ theo quy định;
- Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập cho giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động và người học;
- Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường đào tạo lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong Trung tâm;
- Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động và người học trong Trung tâm. Hàng năm, tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý và người lao động;
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Quyền hạn:
- Được quyết định các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH;
- Được quyết định thành lập các phòng chức năng, tổ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo theo cơ cấu tổ chức của Trung tâm đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH;
- Quyết định bổ nhiệm các trưởng, phó phòng, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo trực thuộc Trung tâm theo quy định;
- Tổ chức tuyển dụng, quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và người lao động của Trung tâm theo quy định của pháp luật; quyết định việc giao kết hợp đồng lao động đối với giáo viên, cán bộ quản lý và người lao động theo quy định của pháp luật;
- Giao kết hợp đồng đào tạo nghề nghiệp, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người học theo quy định của pháp luật;
- Ký hợp đồng cho thuê, liên doanh, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong hoạt động đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghề hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Cấp chứng chỉ cho người học tại Trung tâm theo quy định;
- Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động và người học của Trung tâm trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý;
- Được hưởng các chế độ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?