Giám đốc bệnh viện có phải tham gia trực lãnh đạo trong bệnh viện không? Người trực lãnh đạo có nhiệm vụ gì trong việc báo cáo tình hình phiên trực?
Giám đốc bệnh viện có phải tham gia trực lãnh đạo trong bệnh viện không?
Việc trực lãnh đạo đối với giám đốc bệnh viện được quy định tại khoản 1 Điều 44 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ của các vị trí trực trong bệnh viện
1. Trực lãnh đạo:
a) Đối tượng trực lãnh đạo: Giám đốc, phó giám đốc và trưởng khoa, trưởng phòng được giám đốc chỉ định tham gia thường trực lãnh đạo và phải được ủy quyền bằng văn bản.
b) Nhiệm vụ của trực lãnh đạo:
- Kiểm tra đôn đốc các phiên trực trong bệnh viện.
- Chỉ đạo giải quyết các vấn đề, tình huống khó khăn vượt khả năng chuyên môn của các thành viên trực cấp dưới không giải quyết được.
- Chỉ đạo xử lý các vụ việc bất thường về an ninh, trật tự xảy ra trong bệnh viện.
- Báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý bệnh viện về những trường hợp đặc biệt, đột xuất xảy ra vượt quá thẩm quyền giải quyết.
2. Trực lâm sàng:
a) Tổ chức trực lâm sàng:
- Trưởng phiên trực là người hành nghề giữ vị trí trưởng khoa, phó khoa hoặc bác sĩ có trình độ sau đại học.
- Bác sĩ trực lâm sàng là người hành nghề có đủ trình độ, độc lập giải quyết công việc và chịu trách nhiệm với phương án giải quyết công việc.
- Điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật y là người hành nghề do giám đốc bệnh viện quyết định phân công trực lâm sàng.
...
Như vậy, theo quy định, Giám đốc bệnh viện thuộc đối tượng phải tham gia trực lãnh đạo trong bệnh viện.
Nhiệm vụ của Giám đốc bệnh viện khi trực lãnh đạo bao gồm:
- Kiểm tra đôn đốc các phiên trực trong bệnh viện.
- Chỉ đạo giải quyết các vấn đề, tình huống khó khăn vượt khả năng chuyên môn của các thành viên trực cấp dưới không giải quyết được.
- Chỉ đạo xử lý các vụ việc bất thường về an ninh, trật tự xảy ra trong bệnh viện.
- Báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý bệnh viện về những trường hợp đặc biệt, đột xuất xảy ra vượt quá thẩm quyền giải quyết.
Giám đốc bệnh viện có phải tham gia trực lãnh đạo trong bệnh viện không? (Hình từ Internet)
Giám đốc bệnh viện trực lãnh đạo có nhiệm vụ gì trong việc báo cáo tình hình phiên trực?
Việc báo cáo tình hình phiên trực được quy định tại khoản 5 Điều 45 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Nội dung báo cáo tình hình phiên trực
1. Sau phiên trực, các bộ phận trực ghi đầy đủ nội dung báo cáo vào sổ trực; các khoa, phòng phải tổ chức giao ban để nghe báo cáo tình hình trực của các bộ phận trực: lâm sàng, cận lâm sàng, hậu cần, quản trị.
2. Báo cáo trực lâm sàng phải bảo đảm báo cáo diễn biến trong phiên trực đối với các nội dung:
a) Tử vong: Ghi rõ diễn biến của người bệnh, cách xử lý, nguyên nhân, thời gian tử vong và những việc làm cụ thể sau khi người bệnh tử vong;
b) Cấp cứu: Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán và cách giải quyết đối với từng người bệnh đến cấp cứu;
c) Diễn biến nặng của người bệnh nội trú: Ghi rõ các diễn biến về bệnh tật, cách xử lý đối với từng người bệnh;
d) Thuốc: Thống kê, báo cáo số lượng thuốc đã sử dụng trong phiên trực.
3. Trực cận lâm sàng: Báo cáo tình hình xét nghiệm cấp cứu và kỹ thuật cận lâm sàng đã thực hiện trong phiên thường trực.
4. Trực hậu cần, quản trị: Báo cáo các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Thông tư này.
5. Trực lãnh đạo: Có nhận xét chung về tình hình phiên thường trực tại giao ban toàn bệnh viện.
Theo đó, sau phiên trực, các bộ phận trực sẽ có nhiệm vụ ghi đầy đủ nội dung báo cáo vào sổ trực; các khoa, phòng phải tổ chức giao ban để nghe báo cáo tình hình trực của các bộ phận trực: lâm sàng, cận lâm sàng, hậu cần, quản trị.
Trường hợp giám đốc bệnh viện là người trực lãnh đạo hôm đó thì phải có trách nhiệm nhận xét chung về tình hình phiên thường trực tại giao ban toàn bệnh viện.
Trưởng phiên trực lâm sàng phải báo cáo và xin ý kiến giám đốc bệnh viện trực lãnh đạo trong trường hợp nào?
Nhiệm vụ của trưởng phiên trực lâm sàng được quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ của các vị trí trực trong bệnh viện
...
2. Trực lâm sàng:
...
b) Nhiệm vụ của trưởng phiên trực lâm sàng:
- Điều hành nhân lực trong phiên trực.
- Khám và chỉ định giải quyết các trường hợp cấp cứu, người bệnh mới đến và người bệnh nặng đang điều trị có diễn biến bất thường khi bác sĩ trực lâm sàng của khoa không giải quyết được.
- Báo cáo và xin ý kiến trực lãnh đạo trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết về chuyên môn và các trường hợp đặc biệt như tự sát, dịch bệnh, thảm họa, cấp cứu hàng loạt.
- Thông báo cho trực bảo vệ, đồng thời báo cáo trực lãnh đạo trong trường hợp mất an ninh, trật tự trong bệnh viện.
- Kiểm tra, đôn đốc các vị trí trực. c) Nhiệm vụ của bác sĩ trực:
- Tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu.
- Theo dõi xử lý người bệnh được bàn giao.
- Hướng dẫn, đôn đốc thành viên trực thực hiện đầy đủ các chỉ định.
- Phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên trực theo dõi sát sao, xử lý kịp thời các diễn biến xấu đối với người bệnh nặng diện chăm sóc cấp 01.
...
Như vậy, theo quy định, trưởng phiên trực lâm sàng phải báo cáo và xin ý kiến giám đốc bệnh viện trực lãnh đạo trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết về chuyên môn và các trường hợp đặc biệt như tự sát, dịch bệnh, thảm họa, cấp cứu hàng loạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?