Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả?
Cơ quan nào có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
1. Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố trên địa bàn;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện các đơn vị của cơ quan chủ trì giải quyết sự cố, các cơ quan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến sự cố. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố chỉ định tổ chức kiểm định thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố công trình xây dựng bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố trên địa bàn;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo đó, nội dung thực hiện giám định nguyên nhân sự cố bao gồm:
- Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;
- Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sự cố;
- Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
- Lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, bao gồm: Báo cáo giám định nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện giám định nguyên nhân sự cố.
Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do cơ quan nào chủ trì tổ chức? Chi phí tổ chức giám định do ai chi trả? (Hình từ Internet)
Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng do ai chi trả?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì đối tượng chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng được xác định như sau:
(1) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố.
- Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
(2) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố.
- Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả.
Sự cố công trình xây dựng được chia thành mấy cấp?
Căn cứ vào Điều 43 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định sự cố công trình xây dựng được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình hoặc thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III như sau:
(1) Sự cố cấp I bao gồm:
- Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;
- Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên.
(2) Sự cố cấp II bao gồm:
- Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người;
- Sự cố gây sập đổ công trình; sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp III.
(3) Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thể đơn vị hành chính cấp huyện: Cán bộ công chức dôi dư được giải quyết như thế nào theo Nghị quyết 35?
- Mẫu Giấy phép xây dựng dự án mới nhất? Tải mẫu Giấy phép xây dựng dự án? Thời hạn khởi công công trình là bao lâu?
- Công an cấp huyện là gì? Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện bao gồm những ai?
- Chế độ tinh giản biên chế dành cho cán bộ, công chức, viên chức thôi việc theo Nghị định 29 là gì?
- Truy thu thuế sàn thương mại điện tử từ năm nào? Truy thu thuế thương mại điện tử 2025 từ năm nào?