Giải thể pháp nhân thương mại thực hiện trong trường hợp nào? Chưa hoàn thành nghĩa vụ về tài sản thì có được giải thể không?
Giải thể pháp nhân thương mại được thực hiện trong những trường hợp nào? Chưa hoàn thành nghĩa vụ về tài sản thì có thể giải thể không?
Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Dẫn chiếu đến Điều 93 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc giải thể pháp nhân như sau:
Giải thể pháp nhân
1. Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của điều lệ;
b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.
Theo đó, pháp nhân thương mại giải thể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Theo quy định của điều lệ;
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định này thì trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.
Như vậy pháp nhân thương mại sẽ không thể tiến hành giải thể nếu chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.
Giải thể pháp nhân thương mại thực hiện trong trường hợp nào? Chưa hoàn thành nghĩa vụ về tài sản thì có được giải thể không? (hình từ internet)
Tài sản của pháp nhân thương mại bị giải thể được thanh toán theo thứ tự nào?
Tại Điều 94 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể như sau:
Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể
1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Chi phí giải thể pháp nhân;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Nợ thuế và các khoản nợ khác.
2. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.
Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
Theo đó, tài sản của pháp nhân thương mại bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau:
- Chi phí giải thể pháp nhân;
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế và các khoản nợ khác.
Cũng theo quy định này, sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.
Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
Pháp nhân thương mại được quy định như thế nào?
Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?