Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong đó một bên là nhà đầu tư nước ngoài thì có buộc thực hiện tại Tòa án?
- Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong đó một bên là nhà đầu tư nước ngoài thì có buộc thực hiện tại Tòa án?
- Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh xảy ra giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua cơ quan nào?
- Thẩm quyền phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài thuộc về cơ quan nào?
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong đó một bên là nhà đầu tư nước ngoài thì có buộc thực hiện tại Tòa án?
Giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó một bên là nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 14 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
...
Theo quy định này thì việc giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
- Tòa án Việt Nam;
- Trọng tài Việt Nam;
- Trọng tài nước ngoài;
- Trọng tài quốc tế;
- Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài không bắt buộc thực hiện tại Tòa án Việt Nam.
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong đó một bên là nhà đầu tư nước ngoài thì có buộc thực tại Tòa án? (hình từ internet)
Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh xảy ra giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua cơ quan nào?
Việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh giữa Điều 14 Luật Đầu tư 2020
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
...
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo quy định trên thì tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua một trong hai cơ quan sau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
- Trọng tài Việt Nam;
- Tòa án Việt Nam.
Thẩm quyền phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 69 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
d) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;
đ) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư;
e) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
...
Theo đó, thẩm quyền phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?