Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài thì có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
- Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài thì có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
- Thời hạn giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định ra sao?
- Nếu các bên đã có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Hội đồng trọng tài thì Tòa án có được thụ lý không?
Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài thì có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
Căn cứ Điều 12 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 53 Luật TTTM
1. Một hoặc các bên tranh chấp có quyền làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi nộp đơn khởi kiện tại Trọng tài (khi thời điểm tố tụng trọng tài đã bắt đầu) mà không phân biệt Hội đồng trọng tài đã được thành lập hay chưa, Hội đồng trọng tài đã giải quyết tranh chấp hay chưa.
2. Một hoặc các bên có quyền đề nghị Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật TTTM, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
...
Chiếu theo quy định này thì một hoặc các bên tranh chấp có quyền làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi nộp đơn khởi kiện tại Trọng tài (khi thời điểm tố tụng trọng tài đã bắt đầu) mà không phân biệt Hội đồng trọng tài đã được thành lập hay chưa, Hội đồng trọng tài đã giải quyết tranh chấp hay chưa.
Đồng thời tại Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về việc xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài như sau:
Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài
...
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
...
đ) Đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng;
...
Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài thì có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không? (hình từ Internet)
Thời hạn giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định ra sao?
Tại Điều 53 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
3. Một bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc phân công Thẩm phán xem xét giải quyết đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm.
Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Như vậy, tổng thời gian để ra quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không là 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Nếu các bên đã có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Hội đồng trọng tài thì Tòa án có được thụ lý không?
Theo khoản 5 Điều 53 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
...
5. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
Đối chiếu với quy định này thì trường hợp các bên đã có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Hội đồng trọng tài thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ tại Văn phòng Bộ Tài chính năm 2025 theo Quyết định 1018?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có phải bố trí nhà ở cho người có nhà bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư không?
- Độ tuổi để tham dự phiên tòa xét xử công khai là bao nhiêu? Nội quy của phiên tòa xét xử công khai?
- Xử lí trường hợp bất thường khi tổ chức tuyển sinh trung học phổ thông thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động chưa đủ điều kiện hoạt động sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?